Sai lầm "chết người" khi ăn khoai lang biến lợi thành hại

Tuyết Anh (T.H) |

Khoai lang là loại lương thực, thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, bên cạnh đó nó còn được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, sai thời điểm sẽ gây hại cho bạn.

Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
B.S: Đào Thị Yến Thủy
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong khoai lang cho thấy có rất nhiều tinh bột, một ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…

Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas thuộc họ khoai nguồn gốc từ Nam Mỹ.khoai lang được du nhập vào nước ta khá lâu và được xem như loại lương thực, thực phẩm quý nhưng không hiếm, được dùng rất phổ biến.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt,…

Nhờ những thành phần dinh dưỡng phong phú này từ khoai lang mà nó có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, kháng viêm cực công hiệu. Tốt cho hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát triển và hình thành các tế bào ung từ các gốc tự do.

Bên cạnh đó khoai lang còn có tác dụng giải nhiệt, trị táo bón, điều chỉnh tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da rất hiệu quả.

Những cách ăn khoai lang gậy hại cho sức khỏe

Ăn quá nhiều

Đây là một sai lầm rất dễ mắc của chúng ta khi nghĩ rằng cái ghì tốt thì nên ăn nhiều. Thực tế thì cái gì sử dụng quá mức cũng sẽ biến thành có hại.

Lạm dụng khoai để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu hụt protein, đồng thời lượng chất xơ trong khoai khi được tiêu thụ quá lớn sẽ làm tăng sự hấp thụ vi khoáng làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây suy nhược cơ thể.

Ăn cả vỏ

Trong vỏ khoai lang chứ nhiều kiềm, tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn hết cả vỏ khoai lang thì lại không hề tốt chút nào.

Vì không chỉ chứa những thành phần có lợi mà trong vỏ khoai lang cũng chứa tạp chất có hại. Nó tồn lại trong các đốm đen, vết nâu trên bề mặt vỏ, nếu không cẩn thận, không biết thanh lọc những củ khoai lang mà vỏ có đốm đen, vết nâu thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Ăn vào buổi tối

Bữa sáng ăn một củ khoai lang kèm một cốc sữa nguyên kem hay sữa chua cùng với chút rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn thêm nguồn năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang vào buổi tối sẽ khiến lượng axit trong dạ dày bị trào ngược gây đầy bụng, đặc biệt có hại với những người có hệ tiêu hóa yếu, mắc các bệnh về dạ dày.

Cùng với đó là sự trao đổi chất về đêm trong cơ thể chúng ta sẽ bị chậm lại điều này có thể khiến bạn bị mất ngủ.

Ăn khi quá đói

Chất bột đường có trong khoai sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, cảm giác bồn chồn, ợ chua, thậm chí là trướng bụng khi ăn quá nhiều khoai khi đói.

Để tránh tình trạng này bạn có thể chế biến khoai thật chín. Khi luộc hay nướng khoai có thể thêm chút rượu vào để phá hủy chất men.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn không nên ăn khoai khi đói vì không những không giải quyết được vấn đề dinh dưỡng khi đói mà còn gây hại cho sức khỏe của mình.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại