Bs. Lê Thị Phương Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội cho rằng: Trong phác đồ cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu thường tiêm vitamin B1.
Vì thế, trước khi vào bữa tiệc bạn nên uống 10 viên B1 loại 0.01g, ăn lót dạ một chút cơm, hoặc cháo uống nhiều nước. Hoặc sau khi uống rượu uống B1 sẽ giúp giải rượu ngay. Nhưng bạn cần loại trừ chất ngọt, chất đường.
Ngoài ra, còn có một số món ăn vị thuốc có tác dụng giải rượu rất tốt. Theo đó, bạn có thể dùng hạt đậu xanh (tốt nhất dùng cả vỏ) nấu chín uống nước và ăn cả bã có tác dụng giải rượu rất tốt.
Hoặc bạn cũng có thể nấu chín đậu đen uống nước và ăn bã có tác dụng giải rượu, đặc biệt tốt hơn khi cho thêm chút muối.
Một biện pháp hữu hiệu khác không mất công đun nấu mà có thể xử lý ngay tại bàn nhậu. Khi bắt đầu thấy “có vấn đề” bạn chỉ cần gọi phục vụ cho một cốc nước chanh pha muối, ớt có tác dụng không ngờ.
Theo BS Phương, một cách khác giải rượu cũng khá hiệu quả đó là uống nước bột sắn dây. Sở dĩ có việc này là do bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải cơ biểu, sinh tân chỉ khát, giải độc.
Bạn chỉ cần pha cốc nước bột sắn, lưu ý thay vì pha với đường mà bằng muối và chanh thì việc giải rượu nhanh hơn rất nhiều.
Một cách khác, nếu chẳng may bạn uống hơi quá chén thì một cốc nước bưởi ép sẽ có tác dụng giải rượu cũng có tác dụng không ngờ.
“Cái gì quá cũng không tốt. Nhất là đối với những người… nghiện rượu. Bởi uống quá nhiều có thể gây ngộ độc, loạn thần thậm chí tử vong. Vì thế, trong bữa nhậu bạn nên lượng sức mình.
Bên cạnh những bí quyết giải rượu trên bạn nên tranh thủ ăn nhiều rau (đặc biệt rau cần, có tác dụng lợi tiểu, không giữ lại độc tố trong người nhờ một lượng lớn cồn được đào thải qua đường tiết niệu), uống nhiều nước đặc biệt món canh chua”- Bs Phương nhấn mạnh.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!