3 tác hại không ngờ của rau ngót cho sức khỏe của bạn

Phong |

Rau ngót không "lành" 100% với tất cả mọi người. Tuy rằng ít có tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, nếu dùng không đúng cách thì rau ngót cũng gây hại cho sức khỏe.

Rau ngót hay bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.

Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể.

Tỷ lệ protid trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu cô ve... là những thức ăn thực vật từ xưa vẫn nổi tiếng giàu chất đạm.

Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác. Trong 100g protid của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.

Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Loại rau này chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, rau ngót không "lành" 100% với tất cả mọi người. Tuy rằng ít có tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, nếu dùng không đúng cách và không đúng đối tượng thì rau ngót cũng gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 3 tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhiều rau ngót không đúng cách:

3 tác hại của rau ngót cho sức khỏe của bạn 1

1. Rau ngót gây sảy thai

Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: lá rau ngót 40g, rửa sạch giã nát. Thêm một ít nước đun sôi để nguội. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 - 20 phút nhau sẽ ra.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.

3 tác hại của rau ngót cho sức khỏe của bạn 2

2. Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

3. Gây mất ngủ:

Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.

Theo tớ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của lá rau ngót.

Ngoài những tác động không mong muốn mà người dùng cần lưu ý ở trên, rau ngót là món rau bổ dưỡng và được dùng làm thuốc chữa những bệnh sau:

Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.

- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.

Video đang được quan tâm: Những bài thuốc hay từ rau ngót

 

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại