Nhiều người có thói quen uống nước ngay sau khi ăn để hết khát. Thế nhưng, uống nước ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu.
Dạ dày tiết axit để tiêu hóa thức ăn, uống nước ngay sau khi ăn làm loãng axit, thức ăn không được phân hủy hoàn toàn, gây hại dạ dày.
Dưới đây là lí do không nên uống nước sau ăn mà bạn nên biết.
Đầy bụng
Uống nước ngay sau khi ăn khiến axit dạ dày bị pha loãng và giảm khả năng tiêu hóa. Các thức ăn không tiêu hóa được sinh khí gây ra đầy bụng.
Uống nước sau ăn gây đầy bụng.
Các vấn đề về đường ruột
Uống nước ngay sau khi ăn, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Các thức ăn không được tiêu hóa đi vào ruột già, không được cơ thể hấp thụ nên gây táo bón, đầy bụng, dư axit… lâu dần có thể mắc bệnh đường ruột.
Dư thừa axit trong dạ dày
Uống nước ngay sau ăn, axit dạ dày bị loãng và giảm khả năng tiêu hóa. Thức ăn chậm tiêu và lưu lại trong dạ dày lâu sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit để tiêu hóa hết thức ăn. Điều này gây dư thừa axit trong dạ dày.
Uống nước ngay sau ăn gây dư thừa axit dạ dày.
Tăng lượng đường trong máu
Thức ăn không tiêu hóa được còn làm tăng lượng đường trong máu. Sau ăn, mức độ đường huyết có thể tăng nhẹ trong mức an toàn nhưng nó tăng cao khi thức ăn không được tiêu hóa và lưu trong dạ dày lâu.
Uống nước thế nào là đúng cách và khoa học?
Thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước và sau bữa ăn, điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Uống một ngụm nước nhỏ trong bữa ăn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm mềm thức ăn và phân.
*Theo Boldsky.