Nếu biết những lời khuyên này sớm, bạn sẽ bớt lo phải chữa bệnh đau lưng sau này

Vân Hồng |

Trước đây, những bệnh về xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng giờ đã khác. Nhiều người trẻ đã có hiện tượng đau mỏi lưng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Do áp lực công việc và sự thiếu an toàn của môi trường sống, nhiều bệnh tật đã "gõ cửa" nhà bạn sớm hơn dự kiến. Nếu không sớm quan tâm đến sức khỏe thì tình trạng bệnh sẽ trở nên phức tạp.

Một trong những vấn đề mà chuyên gia muốn nhắn nhủ bạn, những người hay ngồi nhiều, ít vận động, đó là hãy quan tâm đến cột sống và các bệnh ở vùng lưng ngay từ khi còn thanh niên.

Vì sao bị đau vùng thắt lưng?

Cột sống vùng thắt lưng là nơi chịu áp lực cao, giúp chúng ta xoay trở và di chuyển thuận lợi. Trách nhiệm nặng nề như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ bị tổn thương cao.

Qua thời gian, bệnh đau vùng thắt lưng sẽ xuất hiện, cản trở lớn đến đời sống sinh hoạt.

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mỏi cơ, co cứng cơ vùng thắt lưng, đau tê, lan rộng xuống vùng xương cụt.

Tùy tình trạng bệnh mà mức độ có thể nặng hay nhẹ, có người chỉ chớm đau thoáng qua, nhưng cũng có người bị đau rõ ràng, thậm chí không thể di chuyển được.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân đau vùng thắt lưng thì có nhiều, nhưng phổ biến nhất vẫn là do các vấn đề về đĩa đệm, cơ, cột sống, thần kinh, nội tạng.

Nếu biết những lời khuyên này sớm, bạn sẽ bớt lo phải chữa bệnh đau lưng sau này - Ảnh 1.

Cách phòng tránh và điều trị

1. Tư thế làm việc

Nếu bạn là người làm việc tay chân, đòi hỏi vận động nhiều thì lời khuyên của bác sĩ là hãy chia đều "trách nhiệm" cho toàn cơ thể.

Khi nâng vật nặng thì đảm bảo lưng luôn ở tư thế thẳng. Nếu công việc phải đứng lâu, thì có thể luân phiên đứng chân thấp chân cao, đổi bên liên tục để tránh làm cho 1 chân làm nhiều mà 1 chân làm ít.

Nếu làm việc ngồi, bạn cũng nên ngồi thẳng lưng. Chọn loại ghế mềm, có độ cao phù hợp để hỗ trợ đốt sống.

2. Đừng ngồi nhiều

Cứ mỗi một vài tiếng ngồi, bạn nên đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng, thực hiện các động tác xoay lưng, vặn vẹo các vùng cơ, xương cho mềm mại.

Khi di chuyển xa trong nhiều giờ, bạn nên chọn giường nằm hoặc ghế mềm để tiện lợi cho việc nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể.

Nếu biết những lời khuyên này sớm, bạn sẽ bớt lo phải chữa bệnh đau lưng sau này - Ảnh 2.

3. Mát-xa, bấm huyệt

Một trong những cách chăm sóc vùng lưng đơn giản là thực hiện các động tác mát –xa, bấm huyệt, vật lý trị liệu, chườm nóng để bảo dưỡng vùng lưng, nâng đỡ và kéo dãn cột sống, dùng cách loại băng dán để giảm đau khi cần thiết.

4. Cẩn thận nếu đi dày cao gót

Phụ nữ luôn có nguy cơ bị các vấn đề về xương sống nếu không sử dụng giày cao gót đúng cách. Nếu giày không vừa chân, không đủ độ êm mềm, cũng có thể là nguyên nhân gây ra trượt đốt sống, chèn ép các dây thần kinh.

Cách quan trọng khi đi giày cao gót là cần phải thả lỏng đầu gối, lắc đều phần hông khi di chuyển, thả dáng mềm mại khi đi lại.

5. Tập thể dục

Tập thể dục cũng là cách bảo dưỡng toàn thân và đặc biệt là vùng cơ lưng. Hiện nay có rất nhiều thông tin hướng dẫn cách tập thể dục phù hợp, nếu bạn ý thức được tầm quan trọng vượt trội của thể dục thì hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.

Những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của từng người sẽ giúp cột sống và vùng thắt lưng chắc khỏe.

Nếu biết những lời khuyên này sớm, bạn sẽ bớt lo phải chữa bệnh đau lưng sau này - Ảnh 3.

6. Cẩn thận khi đi lại

Để tránh chấn thương cột sống, người cao tuổi nên đặc biệt cẩn thận khi đi lại, leo cầu thang, không bưng bê các vật quá nặng, nhà tắm khô ráo để không bị trơn ngã.

Người bị béo phì trong thời gian giảm cân hoặc phụ nữ mang thai cần thận trọng hơn khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho cơ lưng và cột sống.

7. Nghỉ ngơi hợp lý

Bất kỳ khi nào có triệu chứng đau vùng cơ thắt lưng hoặc cột sống, cũng là dấu hiệu cơ thể nhắc bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá mức.

Khi đã mắc các bệnh lý về xương hay cột sống, một giải pháp quan trọng là hãy đeo đai thắt lưng và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, thư giãn tuyệt đối.

8. Khám bệnh kịp thời

Nếu như hiện tượng đau lưng xuất hiện và kéo dài, cần phải đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh sẽ thêm nặng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại