Không ăn dầu có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ chỉ ra: Loại dầu "đặc biệt" tốt, người trung niên cũng có thể ăn thường xuyên

Phương Thùy |

Trên thực tế, tránh ăn dầu có thực sự giúp chúng ta gia tăng tuổi thọ hay không?

Ăn nhiều dầu có tác động thế nào đến sức khỏe?

Thông tin từ chuyên gia cho biết rằng, việc tiêu thụ chất béo không nên vượt quá 25% tổng lượng năng lượng hàng ngày, tương đương với không quá 4 muỗng cà phê dầu ăn. Nếu tiêu thụ lượng dầu lớn hơn mức này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tai biến mạch máu não, rối loạn mỡ máu...

Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng có thể phá hủy các thành phần dinh dưỡng vốn có trong dầu. Giới hạn an toàn về nhiệt độ sôi của dầu được nêu rõ, như dầu oliu ở 190 độ C, dầu lạc ở 230 độ C, dầu vừng ở 177 độ C, dầu đậu nành ở 240 độ C, và mỡ lợn ở khoảng 130 đến 200 độ C, trong khi mức nhiệt độ khuyến cáo là dưới 180 độ C. Nếu vượt quá giới hạn nhiệt độ này, thức ăn có thể tạo ra chất Acrylamide, một chất gây ung thư mà Bộ Y tế đã cảnh báo.

Đặc biệt, mỗi lần tái sử dụng dầu ăn để chiên xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa tăng lên từ 2-6 lần, chất béo trung tính bị phân hủy, oxy hóa các gốc axit béo tự do, giải phóng chất gây ung thư Acrolein. Vì thế, việc tái sử dụng dầu nhiều lần đã làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của dầu chiên một cách nghiêm trọng.

Không ăn dầu có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ chỉ ra: Loại dầu "đặc biệt" tốt, người trung niên cũng có thể ăn thường xuyên- Ảnh 1.

Đặc biệt, mỗi lần tái sử dụng dầu ăn để chiên xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa tăng lên từ 2-6 lần, chất béo trung tính bị phân hủy, oxy hóa các gốc axit béo tự do, giải phóng chất gây ung thư Acrolein. Ảnh minh họa: Internet

Thêm vào đó, việc chiên rán dầu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài có thể tạo ra khói với chất Aldenhyde, có nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch, đột quỵ và đau thắt ngực. Theo nghiên cứu tại Anh, việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm trong môi trường bếp kém thông thoáng, sử dụng bếp đun và gas chất lượng kém có thể mang lại hậu quả tồi tệ cho sức khỏe, tương đương với việc hút hai bao thuốc lá mỗi ngày (40 điếu). 

Việc này gây ảnh hưởng thực sự không tốt cho mục tiêu kéo dài tuổi thọ của nhiều người. Do đó, khi cần sử dụng dầu ăn, mọi người cần lựa chọn cẩn thận, tìm hiểu kỹ về thành phần nguyên liệu, sử dụng và bảo quản đúng cách.

Có 6 loại dầu "đặc biệt" mà chuyên gia khuyên dùng

Việc sử dụng dầu không đúng cách có thể mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, tuy nhiên, hoàn toàn loại bỏ dầu khỏi chế độ dinh dưỡng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng. Dầu ăn thực sự có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào, bảo vệ cơ quan và tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K, cùng với beta-carotene.

Không ăn dầu có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ chỉ ra: Loại dầu "đặc biệt" tốt, người trung niên cũng có thể ăn thường xuyên- Ảnh 2.

Việc sử dụng dầu không đúng cách có thể mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, tuy nhiên, hoàn toàn loại bỏ dầu khỏi chế độ dinh dưỡng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng. Ảnh minh họa: Internet

Để sử dụng dầu ăn một cách có lợi cho sức khỏe, quan trọng nhất là phải tìm hiểu về thành phần nguyên liệu, cũng như cách sử dụng và bảo quản đúng cách. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề xuất việc lựa chọn những loại dầu giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tổng thể.

 Dưới đây là danh sách 6 loại dầu ăn được chuyên gia khuyến nghị:

1. Dầu hạt lanh: Chứa nhiều axit alpha-linolenic, dầu hạt lanh giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Omega-6 trong dầu hạt lanh liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim và đột quỵ.

2. Dầu hướng dương: Nghiên cứu cho thấy chọn dầu hướng dương thay vì dầu chứa nhiều chất béo bão hòa có thể giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính, đồng thời cung cấp vitamin E đều đặn.

3. Dầu mè: Được đề xuất bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ, dầu mè là chất béo không bão hòa đa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

Không ăn dầu có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ chỉ ra: Loại dầu "đặc biệt" tốt, người trung niên cũng có thể ăn thường xuyên- Ảnh 3.

Nên lựa chọn những loại dầu giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ảnh minh họa: Internet

4. Dầu bơ: Dầu bơ giàu chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng khi được đun ở nhiệt độ vừa. Điểm bốc khói cao hơn dầu ôliu, là lựa chọn an toàn khi nấu ở nhiệt độ cao.

5. Dầu hạt cải: Thấp chất béo chuyển hóa và phù hợp cho việc nấu ăn ở nhiệt độ cao hơn, dầu hạt cải có hương vị trung tính, là sự thay thế tốt cho các loại dầu khác.

6. Dầu ôliu: Được ưa chuộng trong chế biến theo chế độ ăn uống Địa Trung Hải, dầu ôliu nguyên chất giúp cải thiện cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL. Việc tiêu thụ hợp lý có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư và bệnh hô hấp.

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn là cần chú ý đến điểm bốc khói và không sử dụng nhiệt độ cao khi chế biến để bảo toàn giá trị dinh dưỡng.

*Nguồn: EveryDay Health, tổng hợp...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại