Trong bếp ăn gia đình chuyên gia dinh dưỡng có gì khác biệt?
Phóng viên soha.vn đã đến nhà riêng của Tiến sĩ Từ Ngữ - chuyên gia dinh dưỡng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam để tìm hiểu cách mà ông đã ăn uống thế nào để duy trì sức khỏe.
"Nữ tướng" trong gia đình ông chính là cô Hoàng Bình Dân, cũng là một chuyên gia dinh dưỡng, thạc sĩ dinh dưỡng tu nghiệp tại Pháp, nguyên Phó trưởng khoa Đào tạo, Viện Dinh dưỡng. Cô chia sẻ, tủ lạnh gia đình nhà cô cũng giống như những gia đình bình thường khác, không có gì đặc biệt.
Tủ lạnh chia thành các ngăn chứa đồ: Đồ khô, thực phẩm động vật và thực vật các loại. Các thực phẩm nguồn gốc động vật thì cô đều tích trữ trong túi hút chân không, rau các loại thì bảo quản trong túi giấy.
Về chế biến món ăn, vợ tiến sĩ cho biết, cô dựa trên cơ sở chính là 4 nhóm thực phẩm, bột, đạm, đường, vitamin, nước. Chế biến thành các món như cơm, canh, món xào, món mặn.
Trong đó, có món cá nhỏ được gia đình chế biến để có thể ăn được cả xương. Món rau là cung cấp nước và vitamin nên sẽ chế biến chung thành món canh. Rau xanh lá cung cấp nhiều chất xơ.
Về nguyên tắc, nên rửa rau trước khi cắt. Nên cho tỏi tươi vào sau khi rau đã xào chín để giữ nguyên những vi chất có trong tỏi. Như vậy sẽ tốt hơn là cho tỏi vào trước để phi chín vàng cùng với dầu mỡ.
Trong 40 phút chế biến, một bữa cơm hợp lý về dinh dưỡng đã hoàn thành.
5 sai lầm dinh dưỡng phổ biến nhất trong các gia đình
PV: Vì sao gia đình TS Từ ngữ lại ăn cá cả xương và đầu?
TS Từ Ngữ: Thực ra, ăn cá nhỏ cả xương nằm trong nguyên tắc và lời khuyên dinh dưỡng là ăn toàn phần. Trong một con cá, phần đầu có nhiều lipit, phần thân có nhiều protein, phần xương có nhiều canxi. Cá sống ở dưới nước thì có rất nhiều vi chất, đặc biệt là kim loại như đồng, kẽm, sắt.
PV: Thưa tiến sĩ, ông có thể cho biết vì sao chúng ta nên ăn cơm theo khẩu phần?
TS Từ Ngữ: Thật ra vấn đề chia khẩu phần ăn hàng ngày mới có thể đáp ứng được quá trình tiêu hao năng lượng. Và phải ăn đủ khẩu phần ấy thì mới có sức, đáp ứng nhu cầu hoạt động của con người.
Có 2 lý do quan trọng để chia khẩu phần ăn, thứ nhất là để ước lượng khẩu phần ăn của mỗi người. Tùy thuộc vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mỗi lứa tuổi. Ví dụ người lớn tuổi rồi, nhu cầu dinh dưỡng ít hơn thì chỉ nên ăn ít.
Lý do thứ 2 là khi tôi quan sát thói quen ăn uống của nhiều gia đình. Tôi thấy rất nhiều người lười, họ để lại thức ăn thừa để đỡ phải rửa bát. Nên việc chia bữa ăn theo khẩu phần là để mỗi người phải có trách nhiệm ăn hết suất của mình.
Còn một cái lợi nữa trong việc chia khẩu phần, đó chính là đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng. Mỗi người ăn hết khẩu phần thì sẽ đủ dinh dưỡng để phát triển chiều cao, cân nặng mà không gây béo phì hay thừa thiếu chất dinh dưỡng.
PV: Ông có thể cho biết, vì sao trong mỗi bữa ăn, trẻ nên ăn rau trước khi ăn thịt?
TS Từ Ngữ: Đối với trẻ em, quan trọng nhất là vấn đề tiêu hóa. Làm sao để ăn vào, trẻ có thể hấp thu một phần, làm sao để chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa tốt. Việc ăn rau trước, ăn rau nhiều là nhằm mục đích giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đi ngoài phân sẽ "đẹp" hơn. Đó là cách hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt.
PV: Tiến sĩ có thể chia sẻ về việc, trẻ em nên ăn các bữa sáng, trưa, tối như thế nào?
TS Từ Ngữ: Sáng sớm thức dậy, trẻ nên có một bữa ăn đa dạng. Ví dụ như nên có một chút sữa, sữa chua, hoa quả. Các loại thức ăn từ tinh bột dạng mềm như phở, bánh cuốn để dễ ăn.
Bữa trưa là bữa ăn học đường, các trường nếu có điều kiện thì nên làm cơm phần, đừng tự nấu.
Còn bữa tối, ở nhà hiện nay chính là bữa tối sinh hoạt gia đình, bữa ăn còn có tác dụng gắn kết các thành viên trong gia đình. Vì thế bữa ăn tối nên là một bữa ăn cân đối, có thêm nhiều rau, quả.
PV: Ông có thể cho biết 5 sai lầm lớn nhất về dinh dưỡng thường gặp trong các gia đình?
TS Từ Ngữ: Thứ nhất là bữa ăn gia đình đang bị phá vỡ. Số bữa ăn của mỗi người trong một tuần ở tại nhà đang rất thấp.
Thứ hai là, nhiều người đang ăn để khoái, không phải ăn vì sức khỏe, không quan tâm tới sức khỏe. Đến lúc ăn vì sức khỏe, quan tâm tới sức khỏe thì đã quá muộn. Bởi vì vấn đề dinh dưỡng cần phải dài ngày, cần phải qua nhiều năm.
Thứ ba là, không quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của mình. Chỉ nói đến dinh dưỡng, sai lầm dinh dưỡng mà không nhắc đến vấn đề tập luyện để tiêu hao năng lượng.
Thứ tư là, không đề cập đến chất lượng cuộc sống như quản lý stress, cách tránh căng thẳng, sống thế nào cho tốt. Lối sống là một phần của vấn đề dinh dưỡng.
Thứ năm là, hiện nay chúng ta đang "thiếu ăn" theo nghĩa không quan tâm tới "kinh tế ăn". Rất nhiều người đang mắc phải sai lầm là đi chợ mua rất nhiều thức ăn, tống vào tủ lạnh trong một thời gian dài. Giống như thời bao cấp cần phải dự trữ thức ăn.
PV: Những thành viên trong gia đình có thực hiện những nguyên tắc dinh dưỡng mà ông đưa ra hay không?
TS Từ Ngữ: Con gái tôi nói một câu mà tôi cho là đúng. Ở nhà thì con theo bố mẹ. Bố mẹ cho con ăn cái gì thì con ăn cái đó. Con rất hiểu thế nào là thừa cân béo phì, thế nào là suy dinh dưỡng. Nhưng khi con ra ngoài đường thì con khó mà thực hiện được chất lượng bữa ăn như bố mẹ nấu ở nhà.
Xin cảm ơn Tiến sĩ.
Chúng ta phải làm việc cật lực với gánh nặng kép suy dinh dưỡng và
Theo bà Lê Thị Hoàng Yến - GĐ truyền thông và hỗ trợ tiếp thị Nestlé Việt Nam, chỉ trong 3 thập niên số lượng trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp đôi. Khi nhiều nước vẫn đang vật vã với cuộc chiến chống suy dinh dưỡng, thấp còi thì ở một số nước, con số về thừa cân béo phì đã và đang tăng rất nhanh.
Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người lớn thừa cân béo phì, trong đó hơn 600 triệu người ở ngưỡng béo phì. Trong đó, trẻ em và phụ nữ là 2 đối tượng mắc phải tình trạng trên nặng nề nhất.
Ở Việt Nam, tình trạng này khá tương đồng, trong khi chúng ta vừa phải đối đầu với tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, tuy nhiên, ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chúng ta lại phải chiến đấu chống lại vấn nạn thừa cân, béo phì.
Kết quả nghiên cứu năm 2014 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thừa cân béo phì ở HN và TP HCM là 42% ở lứa tuổi trẻ cấp 1, sau 2 năm con số này tăng lên 48%.
Như vậy, chỉ trong 2 năm tỷ lệ này tăng rất nhanh, nếu chúng ta không giải quyết tình trạng này sớm, có thể nói dân số VN chưa thoát ra khỏi suy dinh dưỡng đã phải đối mặt với tình trạng béo phì. Tức là, lúc nào chúng ta cũng phải làm việc cật lực với gánh nặng kép: suy dinh dưỡng và béo phì, bà Yến cho biết.
Chúng ta phải làm việc cật lực với gánh nặng kép suy dinh dưỡng và béo phì
Theo bà Lê Thị Hoàng Yến - GĐ truyền thông và hỗ trợ tiếp thị Nestlé Việt Nam, chỉ trong 3 thập niên số lượng trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp đôi. Khi nhiều nước vẫn đang vật vã với cuộc chiến chống suy dinh dưỡng, thấp còi thì ở một số nước, con số về thừa cân béo phì đã và đang tăng rất nhanh.
Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người lớn thừa cân béo phì, trong đó hơn 600 triệu người ở ngưỡng béo phì. Trong đó, trẻ em và phụ nữ là 2 đối tượng mắc phải tình trạng trên nặng nề nhất.
Ở Việt Nam, tình trạng này khá tương đồng, trong khi chúng ta vừa phải đối đầu với tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, tuy nhiên, ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chúng ta lại phải chiến đấu chống lại vấn nạn thừa cân, béo phì.
Kết quả nghiên cứu năm 2014 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thừa cân béo phì ở HN và TP HCM là 42% ở lứa tuổi trẻ cấp 1, sau 2 năm con số này tăng lên 48%.
Như vậy, chỉ trong 2 năm tỷ lệ này tăng rất nhanh, nếu chúng ta không giải quyết tình trạng này sớm, có thể nói dân số VN chưa thoát ra khỏi suy dinh dưỡng đã phải đối mặt với tình trạng béo phì. Tức là, lúc nào chúng ta cũng phải làm việc cật lực với gánh nặng kép: suy dinh dưỡng và béo phì, bà Yến cho biết.