Nga lại "kiếm bộn" nhờ "vận đen" của các quốc gia Trung Đông?
"Vận đen" của một quốc gia có thể là "cơ hội kinh doanh" cho quốc gia khác, người Nga đã chứng minh điều này khi tiết lộ việc sẽ xuất khẩu radar có khả năng phát hiện tên lửa hành trình và vũ khí siêu thanh cho các nước Trung Đông.
Thông tin nói trên được tiết lộ sau cuộc "tập kích tàn khốc" của máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi vào tháng 9 (cả Mỹ và Arab Saudi đều cáo buộc Iran đứng sau vụ việc trong khi lực lượng Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm).
Một nguồn tin giấu tên từ chính phủ Nga đã xác nhận với hãng tin TASS rằng hợp đồng cung cấp hệ thống Rezonans-NE đã được ký kết với một số quốc gia Trung Đông và sẽ được chuyển tới tay khách hàng trong vòng 2 năm.
Nguồn tin không chỉ rõ quốc gia nào sẽ nhận được radar, ngoài việc họ là "quốc gia thân thiện" với Nga.
Hệ thống radar cảnh báo sớm mục tiêu tàng hình Rezonans-NE
Theo TASS: "Rezonans-NE hoạt động ở bước sóng mét cùng với một radar quét mảng pha.
Hệ thống có khả năng phát hiện từ xa các mục tiêu (máy bay) hiện đại di chuyển trên không, bao gồm các mục tiêu được ứng dụng "công nghệ tàng hình". Đặc biệt, radar được thiết kế để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo, tên lửa tàng hình, cũng như máy bay siêu thanh".
Bán kính bao phủ tối đa của Rezonans-NE là 1.100 km (684 dặm) và nó có thể đồng thời theo dõi 500 mục tiêu. Hệ thống đã được trang bị trong Quân khu phía Tây và Hạm đội Biển Bắc của Nga.
Nhà xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport mô tả Rezonans-NE bao gồm tối đa 4 module radar, mỗi module có thể kiểm soát trong khu vực với góc phương vị 90 độ và có thể hoạt động hoàn toàn độc lập.
Rezonans-NE cũng có thể phân tích tình huống ECM (chế áp điện tử của máy bay đối phương) và tự động điều chỉnh theo các điều kiện ECM thực tế.
Theo một bằng sáng chế năm 2015 cho thấy Rezonans-NE sử dụng hiệu ứng cộng hưởng trong tín hiệu radar. Còn theo một bài viết vào năm 2007 của Carlo Kopp, một chuyên gia quốc phòng Australia, mô tả Resonance-NE là hệ thống radar tầm xa băng tần VHF cỡ lớn.
Ước tính RCS (Mặt cắt ngang Radar) của F-35 theo các tần số VHF, L, S và X. Nếu một hệ thống radar có khả năng đưa ra kết quả cộng hưởng các tần số thì các máy bay như F-35 sẽ mất hoàn toàn lợi thế "tàng hình".
Phòng không Nga có thể chiếm hoàn toàn thị phần thế giới và "hất cẳng" Mỹ?
Dù năng lực thực tế của Rezonans-NE là gì, TASS đã chỉ ra người Nga đang "ngư ông đắc lợi" và tận dụng sự bối rối sau cuộc tập kích bằng UAV và tên lửa ở Arab Saudi.
Mặc dù đã chi hàng tỷ USD để mua 6 tiểu đoàn tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất và các radar đồng bộ, lực lượng phòng không Arab Saudi đã thất bại trong việc phát hiện hoặc đánh chặn gần 20 UAV và tên lửa.
Hiện tại, các hệ thống Patriot vẫn là xương sống của hệ thống phòng không của Mỹ và các đồng minh, cuộc tập kích đặt ra câu hỏi về hiệu quả của chúng trong thời đại mà các nước nhỏ (hoặc các nhóm vũ trang Houthi hay Hezbollah) sở hữu số lượng lớn UAV và tên lửa đạn đạo.
Hệ thống phòng không Patriot.
Trong cuộc cạnh tranh không có hồi kết giữa ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ-Nga, một "cú vấp ngã" có thể là cơ hội để đối phương "tỏa sáng".
Trước một Patriot thiếu hiệu quả, người ta cho rằng nếu thay thế chúng bằng các hệ thống phòng không của Nga như S-400 sẽ giúp khả năng phòng không được đảm bảo tốt hơn.
Tờ Bloomberg cũng nhận định rằng các hệ thống của Nga, mặc dù ít được thực chiến, nhưng có những lợi thế về kỹ thuật so với hệ thống Patrot Mỹ.
"S-400 có tầm bắn 400 km trong khi Patriot chỉ vào khoảng 160 km, tên lửa của S-400 có thể phá hủy các mục tiêu di chuyển nhanh gấp đôi và có thể được gắn kết cho hành động trong vòng năm phút, so với một giờ với Patriot.
Nga cũng có thể kết hợp hệ thống S-400 với hệ thống Pantsir-S1 tầm ngắn để vừa có thể đánh chặn các mục tiêu cỡ lớn và nhanh, lại vừa có thể xử lý các mục tiêu nhỏ hơn".
Căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria được bảo vệ bởi S-400 và Pantsir-S1.
Vào năm 2017, một căn cứ không quân của Nga ở Syria đã bị tập kích bởi một nhóm UAV của phiến quân Syria. Nga tuyên bố hệ thống phòng không tại đây đã bắn hạ hoặc chế áp điện tử hầu hết các UAV, nhưng điều đó chưa được xác minh.
Điều rõ ràng là nhiều quân đội (bao gồm Mỹ và Israel) đều lo lắng về các UAV cỡ nhỏ và tên lửa hành trình bay bám địa hình (và tàng hình) rất khó để phát hiện và tiêu diệt.
Cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh rằng việc thay thế các hệ thống của Mỹ bằng vũ khí Nga sẽ đem lại hiệu quả, tuy nhiên với các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, chúng ta sẽ sớm có câu trả lời.
Phòng không Nga tiến hành xạ kích diệt mục tiêu bay lạ trên vùng trời căn cứ Khmeimim.