Củ cải đường thuộc họ dền và được trồng nhiều ở khu vực Địa Trung Hải. Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như folate, betaine và các loại vitamin. Từ lâu, loại thực phẩm này đã được biết tới là có tác dụng rất lớn với sức khỏe như tăng cường trí nhớ, giảm cân hay hỗ trợ chức năng tim mạch…
Công dụng của củ cải đường:
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân
Củ cải đường có hàm lượng chất xơ cao nên cơ thể sẽ không còn cảm giác thèm ăn. Đồng thời, chất xơ cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, đặc biệt nó còn có tác dụng ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Tăng cường trí nhớ
Củ cải đường giàu nitrat, qua quá trình trao đổi chất sẽ biến thành nitrit. Các nitrit này mở rộng các mạch máu và cung cấp oxy cho cơ thể, từ đó làm qua trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp củ cải đường tăng cường trí nhớ.
Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Chống lão hóa
Axit folic trong củ cải đường khuyến khích sự hình thành các tế bào mới, từ đó giúp trẻ hóa làn da và các cơ quan khác của cơ thể.
Chữa các bệnh lý ở mắt
Củ cải đường giàu lutein, chất này có tác dụng chống lại sự thoái hóa và đục thủy tinh thể ở mắt. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa nhiều phytochemical có tác dụng cải thiện thần kinh và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.
Phòng ngừa nguy cơ ung thư
Củ cải đường có hàm lượng chất chống oxy hoá và kháng viêm cao, làm giảm nguy cơ bị ung thư. Màu đỏ nổi bật của củ cải đường là betacyanin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây ung thư. Ngoài ra, củ cải có hàm lượng chất xơ cao, hạn chế nguy cơ mắc ung thư ruột già.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Mehmet Oz của đại học Columbia ở Mỹ đã khẳng định, củ cải đường còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư thận.
Nước ép củ cải giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất so với các cách chế biến khác.
Một số công dụng khác
Củ cải đường chứa lượng pectin cao hơn cà rốt và táo. Pectin ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, từ đó sẽ chống lại sự phát triển của nhiều bệnh. Ngoài ra, pectin còn có tác dụng giải độc cao.
Củ cải đường có nhiều coban, giúp tăng cường sản xuất vitamin B12. Vitamin này hình thành các tế bào hồng cầu. Đồng thời, loại củ này chứa 8 vitamin nhóm B làm các mao mạch khỏe hơn.
Lượng đồng trong củ cải đường giúp chống lại các gốc tự do. Bên cạnh đó sắt và phốt pho của củ cải đường cung cấp năng lượng trong cơ thể. Củ cải đường cũng có chứa iốt, đảm bảo cho tuyến giáp tiết hocmon. Thêm vào đó, kali và folate có trong củ cải đường hỗ trợ chức năng tim mạch và magiê sẽ giúp tăng cường độ đàn hồi của xương.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện ra rằng, các vận động viên uống nước củ cải đường pha với nước táo trước khi tập luyện sẽ có sức bền hơn và huyết áp ổn định.
Củ cải đường không tốt cho những người bị sỏi thận, gút.
Chú ý khi ăn củ cải đường
Những người bị sỏi thận nên cẩn thận khi ăn củ cải đường vì nó có chứa nhiều oxalat, chất này có thể tạo sỏi.
Củ cải đường có hàm lượng oxalat cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, một dạng viêm khớp xảy ra khi có sự tích tụ axit uric trong cơ thể.
Khi tiêu thụ nhiều củ cải đường thì phân và nước tiểu sẽ có màu đỏ, hồng. Nhiều người nghĩ đó là máu, tuy nhiên, đây chính là những độc tố được thải ra ngoài cơ thể.
*Theo Positivemed.