1. Bệnh Morgellon
Morgellons là một hội chứng rối loạn da, làm cho người bệnh gần như phát điên vì luôn luôn cảm thấy ngứa ngáy không rõ nguyên nhân.
Năm 2002, một nhà khoa học người Mỹ tên là Mary Leitao đã phát hiện ra căn bệnh nói trên và báo cáo cho Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo số liệu thống kê của Quỹ Nghiên cứu Morgellons (MRF), khoảng 95% bệnh nhân bị lâm vào trạng thái mệt mỏi và mất khả năng hoạt động, đầu óc bị trì trệ...
Các hội chứng khác là đau nhức khớp xương, rối loạn giấc ngủ, rụng tóc, giảm thị lực, thậm chí những chiếc răng khoẻ mạnh của một số người còn bị mủn ra.
Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ (CDC) đã thành lập một đội gồm các chuyên gia y tế để điều tra về căn bệnh kỳ lạ này.
2. Paraneoplastic Pemphigus (PNP)
PNP là kiểu pemphigus nguy hiểm nhất. Nó thường xảy ra với những người có tiền sử chẩn đoán mắc một bệnh ác tính (ung thư).
Tuy nhiên, nó lại là tuýp bệnh ít xảy ra nhất. Nó luôn xuất hiện những thương tổn đau đớn trong miệng, môi và thực quản, và xảy ra thương tổn da theo nhiều kiểu.
PNP có thể gây ảnh hưởng đến phổi. Trong một số trường hợp việc chẩn đoán bệnh có thể khiến các bác sĩ phải lưu ý tìm kiếm một khối u ẩn.
Một số trường hợp khối u là lành tính và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nếu khối u được loại bỏ bằng phẫu thuật.
3. Bệnh Microcephaly
Hội chứng đầu nhỏ (microcephaly), một rối loạn bẩm sinh dẫn đến kích thước não nhỏ bất thường, đã được xác định là do khiếm khuyết một gen mang tên WDR62 đóng vai trò then chốt trong việc hình thành các neuron thần kinh.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh là kích thước đầu nhỏ và trán hẹp, có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế, hạn chế ngôn ngữ và các chức năng vận động.
4. Bệnh von Hippel - Lindau (VHL)
Bệnh von Hippel - Lindau (VHL) hay còn được gọi là hội chứng von Hippel - Lindau (von Hippel - Lindau syndrome) là một loại bệnh có tính chất di truyền theo nhiễm sắc thể trội.
Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể như não, tụy, gan, thận, mắt... và có thể diễn tiến từ tính chất lành tính sang ác tính tùy từng trường hợp.
Theo các nghiên cứu đã được công bố, nếu gia đình có người bố mắc bệnh VHL mà người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh thì 50% số con cái sinh ra sẽ bị mắc bệnh này với tần suất phân bố chia đều cho cả nam và nữ là 50/50.
Đây là một bệnh hiếm gặp với tần suất mắc vào khoảng 1/35.000 đến 1/40.000 dân.
5. Bệnh Kuru
Bệnh Kuru tên khoa học là Creutzfeldt Jakob disease (CJD) lần đầu được ghi nhận trong các bộ lạc người Fore của New Guinea, vùng đảo ở Tây Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1950 - 1959.
Các dấu hiệu đầu tiên là cơ thể người bệnh suy nhược nhanh trong một thời gian ngắn. Họ dần dần buồn nôn, không ăn được gì, thường xuyên nghiến răng, lẩm bẩm một mình.
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ nằm mê man và chết ít giờ sau đó.
6. Bệnh Fibrodysplasia Ossificans Progressiva (Người hóa đá)
Fibrodysplasia Ossificans Progressiva còn được gọi là hội chứng Man Syndrome Stone hay Người hóa đá.
Căn bệnh hiếm gặp này thường xuất hiện trong các mô liên kết của cơ thể. Nguyên nhân của bệnh là do những đột biến trong cơ thể khiến các mô xơ mọc lại khi xương bị tổn thương nghiêm trọng.
Người bị bệnh sẽ dần bị hạn chế trong khung xương trong cơ thể.
7. Hội chứng Field
Field được xem là một trong những căn bệnh hiếm gặp nhất trên thế giới. Lịch sử mới ghi nhận hai trường hợp mắc phải căn bệnh này.
Chứng bệnh được đặt tên của 2 chị em sinh đôi, đồng thời là 2 trường hợp mắc bệnh duy nhất. Cặp song sinh phải gắn liền với chiếc xe lăn, các bác sỹ cũng không biết bệnh sẽ tiến triển như thế nào.
8. Hội chứng già trước tuổi
Progeria hoặc Hutchinson-Gilford Progeria Syndrome (HGPS) là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh già trước tuổi hay bệnh lão nhi, căn bệnh hiếm gặp, già sớm ở nhóm người trẻ tuổi với tốc độ khủng khiếp.
Tỷ lệ mắc bệnh hội chứng già trước tuổi rất thấp, ước khoảng 1 trên 8 triệu người, chủ yếu là nhóm vị thành niên và tuổi đôi mươi. Đây là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay khoa học chưa hiểu hết nên kết quả điều trị còn hạn chế.
9. Bại liệt
Bệnh viêm tủy xám còn gọi là bệnh bại liệt của trẻ em hay Polio (tiếng Latin: Poliomyelitis) là một chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng poliovirus lây theo đường phân-miệng.
Khi nhiễm vào cơ thể, siêu vi trùng lan vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ và làm bại liệt.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, bao gồm sốt, viêm họng, ho, nôn mửa, đau bụng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bình phục nhanh.
Trường hợp nặng, khi tế bào thần kinh bị phá hủy, dẫn đến teo cơ và liệt. Bệnh nặng nữa là liệt hành tủy, viêm màng não, liệt hô hấp dẫn đến tử vong.
10. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor.
Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng rộp những vết sần chứa nước.
Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. Nạn nhân cũng có thể bị mù vì giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn.