Cứ mỗi giờ đồng hồ có khoảng 9 người Việt tử vong vì ung thư
Theo nguồn tin từ Zing.vn, TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, hàng năm có tới 150.000 người Việt được phát hiện mắc ung thư, trong đó số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn cuối chiếm tới 70%.
Trung bình mỗi giờ ở Việt Nam có khoảng 9 người chết vì ung thư. Việc phát hiện bệnh muộn ở giai đoạn cuối khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình điều trị.
Ước tính đến năm 2020 nước ta có khoảng 189.344 ca mắc ung thư mới.
Các dạng ung thư phổ biến ở nước ta hiện nay là rất nhiều phổ biến nhất là: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư thận,…
Nguyên nhân gây ung thư là gì?
Theo các chuyên gia hàng đầu về y tế ung thư là căn bệnh có tới 80% nguyên nhân gây ra bởi môi trường sống, khói thuốc, thói quen sinh hoạt và ăn uống của con người.
Tế bào ác tính tấn công các tế bào lành tính
Chỉ có khoảng 20% nguyên nhân là do di truyền hay bức xạ gây nên. Điều này chứng tỏ chế độ ăn uống, sinh hoạt là vô cùng quan trọng và cũng thể hiện rằng chế độ ăn uống và sinh hoạt của con người đang tăng lên theo xu hướng tiêu cực.
Nhiều người có thói quen ăn nhiều những thực phẩm có khả năng gây ung thư như: thịt muối, thịt xông khói, thịt nguội, thịt nướng, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga, thút nhiều thuốc lá,…
Sự kết hợp các thực phẩm với nhau có thể khiến bạn cảm thấy ngon miệng nhưng nó là con dao hai lưỡi có thể là yếu tố khiến bạn mắc phải ung thư.
Thói quen lười vận động, sử dụng các sản phẩm công nghệ cao không đúng cách trong thời gian dài,…cũng là một yếu tố lớn gây ra những căn bệnh ung thư nguy hiểm cho con người.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm trước vài năm
Sút cân nhanh, da không có đàn hồi
Sụt cân nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn, người yếu, dan nhão, xám xịt, không có độ đàn hồi, không bóng nhẵn như bình thường.
Mất vị giác
Cảm thấy chán ăn khi miệng nhạt nhẽo, không phân biệt được nhiều vị của thức ăn.
Suy giảm thị lực
Mắt mờ, khó nhìn, ánh mắt thẫn thờ, lờ đờ, không nhanh nhẹn.
Không muốn vận động
Chân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi rã rời khiến bạn không muốn bước, lười vận động. Thỉnh thoảng còn có hiện tượng phù nề, đau mỏi.
Tóc rụng nhiều
Tóc rụng nhiều và nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Bên ngoài có thể có những biểu hiện bất thường.
Tê liệt bàn tay, móng tay bị nứt nẻ, bong rụng
Hai cánh tay tê lạnh, bàn tay nắm không vững, móng tay khô, nứt nẻ, bong tróc và gãy rụng dễ dàng.
Chán ăn, ăn không thấy ngon, đến đúng giờ ăn cũng không thấy đói
Cảm thấy không có ham muốn ăn cả những món ăn trước khi rất ưu thích. Ăn xong thấy bụng anh ách, khó chịu. Ăn không ngon miệng, ăn đồ có dầu mỡ thì cảm thấy buồn nôn dễ mệt,…
Bí đại tiện
Thay đổi thói quen bài tiết, hay bị bí đại tiện. Uống thuốc nhuận tràng không hiệu quả.
Hai bên ngực to nhỏ rõ ràng
Ngực có xuất hiện các u cục, màu da biến đổi, kích thước hai bên vú chênh lệch rõ ràng.
Táo bón (chất phân khô), phân màu đen
Táo bón kéo dài, phân có màu đen, kèm theo máu, số lần đại tiện tăng dần kèm tiết dịch nhầy.
Buồn nôn vào buổi sáng
Loại trừ khả năng có thai, bạn thường bị buồn nôn vào mỗi sáng sớm thì đây là biểu hiện đáng ngờ về dạ dày.
Một số dấu hiệu khác
- Xuất hiện nốt ruồi bất thường về số lượng và màu sắc.
- Luôn cảm thấy cơ thể nóng phát sốt nhưng nhiệt độ cơ thể lại không cao.
- Sốt nhẹ vào mỗi buổi chiều theo một giờ cố định
- Lòng trắng mắt hiện rõ các mạch máu đỏ.
- Miệng có mùi hôi, lưỡi có các vết trợt, lở loét.
- Sắc mặt xanh xao hay đen hơn bình trước.
- Chảy máu bất thường.
- Hạch sưng đau.
- Ho kéo dài, khàn giọng,…
Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị ung thư
Phòng tránh ung thư như thế nào?
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, các sản phẩm từ thịt nguội, thịt hun khói, các thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại,…
Không hút thuốc lá hay uống rượu bia và các chất kích thích,….tăng cường ăn rau xanh và những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều thực phẩm có khả năng phòng tránh ung thư cao như: hành tây, cà rốt, cà chua, bông cải xanh, tỏi,…
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Thường xuyên vận động, thể dục thể thao, để tăng sức đề kháng cho co thể.
Không làm việc quá sức, không thức quá khuya, hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt là smartphone và laptop phải có cách sử dụng đúng, lành mạnh, tránh tiếp xúc quá gần và thường xuyên với cơ thể,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là yếu tố khá quan trọng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có phương điều trị bệnh khi còn sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ từ vong do ung thư.
Bác sĩ Hoàng Đình Chân cũng nhấn mạnh: “Mỗi năm, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần, chi phí cho một lần đi khám sức khỏe tốn kém rất ít so với số tiền phải bỏ ra để mua thuốc và điều trị khi phát hiện bệnh”.