Đối với người miền xuôi, cây chuối hột rừng quả thật rất "lạ" vì giống chuối này có nhiều điểm khác với cây chuối thông thường.
Nhưng thực tế, chuối rừng rất quen thuộc với người dân ở các vùng miền núi nước ta. Loại chuối này không chủ yếu dùng làm thực phẩm mà được coi là một cây thuốc quý mà người dân rất coi trọng.
1. Mô tả
Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân giả cao từ 3 - 4m, lá có phiến dài, mặt dưới có thể có tía, cuống xanh có sọc đỏ.
Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn chứ không hướng xuống phía dưới như những cây chuối thông thường, mo cũng quấn lên trên. Hoa màu đỏ thẫm, quả khi chín màu vàng rộm.
Quả chuối hột rừng không có nhiều như chuối thường, nhiều nhất chỉ khoảng 10 nải, mỗi nải cũng nhỏ. Quả có cạnh, thịt quả chứa nhiều hạt to, mỗi hạt khoảng 4 -5mm. Chính vì có hạt nên loại chuối này không chủ yếu dùng để ăn mà để ngâm làm thuốc.
Một điều đáng chú ý là quả chuối rừng có rất nhiều nhựa, càng non càng có nhiều nhựa mà theo kinh nghiệm dân gian, nhựa chuối rừng rất quý, có nhiều chức năng chữa bệnh.
Chuối hột rừng phân bố nhiều ở các khu vực miền núi nước ta như ở vùng núi Tây Bắc, miền Trung, Bắc Trung Bộ...
Hoa chuối hột rừng màu đỏ rực, mọc ngược lên trời.
2. Chuối rừng làm thuốc
Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Thông thường, người ta lấy quả chuối hột rừng thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu uống có tác dụng chữa bệnh.
Có thể lấy trái to hoặc trái nhỏ ngâm đều thơm ngon nhưng người ta thích lấy trái nhỏ hơn vì nhiều nhựa. Người thường ngâm chuối hột cho rằng chuối càng nhiều nhựa thì ngâm rượu càng ngon và ngọt.
Đồng thời người ta cũng thường chọn quả chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột là chờ cho quả chín rồi mới tách hạt ra khỏi thịt quả, đem sao khô cho có mùi thơm nhẹ. Hạt cũng để ngâm rượu hoặc sắc uống hàng ngày.
Quả chuối hột rừng thường được người dân dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp...
Hoa chuối hột có vị ngon ngọt, ăn sống thì hơi chát cũng là món ăn chữa bệnh rất tốt. Dùng hoa chuối sắc nước uống có thể giúp thông tiểu, thải cặn ở thận và bàng quang. Món ăn này còn rất lợi sữa nên thườngcjd dùng cho phụ nữ mới sinh.Trị trẻ em táo bón: lấy 1 - 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Ngoài quả và hạt, các bộ phận khác như lá, thân, vỏ quả và củ chuối hột rừng đều có thể dùng để làm thuốc.
Thậm chí, người ta còn khoét thân cây chuối hột rừng chỗ đoạn gần gốc rồi hứng lấy thứ nước chảy từ thân cây. Nước này dùng ể uống giúp hạ đường huyết tự nhiên nên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
3. Những bài thuốc chữa bệnh từ chuối hột rừng
- Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối hột phơi khô, tán bột mịn, dùng uống hằng ngày.
- Bài thuốc trị bệnh gút (thống phong): Quả chuối hột rừng 3g, củ ráy rừng 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 - 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.
- Bài thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 - 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để qua đêm.
Sáng hôm sau múc nước do thân cây chuối tiết ra từ lỗ rỗng uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Hoặc đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).