Cũng như gan, thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.
Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, ... thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.
Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu suy yếu của thận cũng là một cách tích cực để bạn cải thiện nó, giúp tránh những nguy cơ suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mặt cắt thận bị suy.
1. Những dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề:
Thay đổi thói quen đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Cơ thể bị phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
Chế độ ăn không hợp lý khiến cơ thể, đặc biệt là thận, tích tụ nhiều độc tố gây ra các hiện tượng trên. Thanh lọc cơ thể sẽ khiến cho bạn loại bỏ những độc tố đó.
Mệt mỏi: Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin (một loại hormone tạo ra tế bào hồng cầu chứa oxy) hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng.
Ngứa: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi như nước tiểu: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi.
Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Đau chân hay cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
2. Những giải pháp giúp thận luôn khỏe mạnh:
-Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
- Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.