Acid béo omega-6 là chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể, tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự tổng hợp được nó. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu cơ thể đối với acid béo omega-6 hoàn toàn phụ thuộc cơ thể cần thu thập từ thức ăn cung cấp.
Omega-6 hiện diện trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, mỡ...
Các loại hạt có tinh dầu đều rất giàu omega-3 và omega-6.
Cũng như omega-3, omega-6 rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Tuy vậy, ăn quá nhiều omega-6 cũng không tốt cho sức khỏe, như nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch.
Nếu chúng ta ăn bất cứ loại dầu ăn nào, magarine, shortening hay bất cứ thức ăn làm sẵn đóng bao bì nào, chúng ta đang ăn acid béo omega-6. Đặc biệt quan tâm là bản thân axit béo omega-6 và omega-3 đều có lợi cho cơ thể, nhưng việc tiêu thụ mất cân bằng hai axit này sẽ gia tăng các yếu tố thúc đẩy bệnh béo phì và gây ra những hậu quả nghiêm trọng tác động lâu dài đến sức khỏe con người.
Trong quá trình giáng hóa, hai chất omega-6 và omega-3 đều sử dụng chung một số enzym, vitamin (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magnesium và zinc. Nếu omega-6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzym và vitamin cần thiết khiến omega-3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim mạch và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng, chẳng hạn như viêm khớp và suyễn.