Có tin được không bài thuốc đắp gan bàn chân phòng chống đột quỵ, tai biến?

Tôi được chia sẻ thông tin về bài thuốc gia truyền chỉ dùng một số vị thuốc Bắc đắp vào gan bàn chân, làm duy nhất một lần trong đời mà lại có tác dụng đề phòng được đột quỵ do huyết áp cao.

Xin chào các bác sĩ. Chẳng là gia đình có người bị huyết áp cao nên tôi rất quan tâm đến những phương pháp phòng chống đột quỵ tai biến.

Tình cờ trong một lần tìm hiểu các thông tin trên mạng tôi có đọc được một bài chia sẻ về cách phòng chống đột quỵ tai biến chỉ làm một lần duy nhất trong đời như sau:

Dùng các nguyên liệu thuốc Bắc gồm Hạnh nhân 10g, Chi tử 10g, Đào nhân 10g, tất cả tán mịn cùng các nguyên liệu phụ Gao nếp 10 hạt, Tiêu sọ trắng 10 hạt, Lòng trắng trứng gà 1 quả.

Cách làm như sau: Tán nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ. Trộn đều nguyên liệu thuốc Bắc với gạo nếp, tiêu sọ đã tán nhỏ với lòng trắng trứng gà. Cho tất cả hỗn hợp trên vào miếng vải đắp vào gan bàn chân.

Lấy băng y tế quấn chặt, không để thuốc chảy ra. Đắp thuốc này từ buổi tối để qua đêm, đến sáng hôm sau thì tháo ra. Lưu ý là nữ đắp lòng bàn chân phải, nam đắp lòng bàn chân trái.

Nếu sau khi tháo băng thấy lòng bàn chân có màu xanh mực là kết quả tốt (càng xanh đậm càng tốt). Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần. Thuốc này không có tác dụng phụ.

Bài thuốc gia truyền này nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm
Bài thuốc gia truyền này nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm

Tôi đọc mà thấy hấp dẫn quá, chỉ đơn giản như vậy, làm có một lần mà lại đề phòng được đột quỵ do huyết áp cao. Xin bác sĩ cho tôi biết có đúng bài thuốc trên có công hiệu thật như vậy không? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Ý kiến chuyên gia

Dược sĩ Nguyễn Đức Châu - Trưởng nhóm dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng Aftercare

Chào bạn!

Cao huyết áp, tai biến mạch máu não là những bệnh thường gặp và khá nguy hiểm nếu như chúng ta không biết cách đề phòng cũng như xử trí không đúng khi có sự cố. Cao huyết áp còn gọi là căn bệnh giết người thầm lặng.

Thường giai đoạn đầu, khi mức huyết áp chưa quá cao thì người bệnh rất khó nhận ra, nhưng tình trạng huyết áp cao (>130mmHg) đã dần dần để lại những tác động xấu cho cơ thể như dày thành tim, tái cấu trúc làm dày thành mạch (cơ chế tự chống lại áp lực cao), gây cứng, giòn thành mạch và nguy cơ vỡ mạch khi huyết áp lên cao đột ngột dẫn đến tai biến mạch máu .

Có nhiều cách để phòng tránh cũng như điều trị hai căn bệnh này. Tùy theo hoàn cảnh hay cơ địa mỗi người thích hợp với cách riêng của họ. Hiện nay đa phần Tây y can thiệp nhưng chi phí cao và nhiều tác dụng phụ.

Một người bị cao huyết áp có thể phải uống đến 5–7 loại thuốc, chưa kể có những bệnh khác kèm theo. Việc uống nhiều thuốc lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Họ cảm thấy cuộc đời sao nhanh “xuống cấp” quá, lay hoay suốt ngày phải lo nhớ uống 3-4 cữ thuốc, quay đi quay lại đã đến ngày tái khám…

Hình ảnh bệnh viện, phòng cấp cứu, băng ca… cứ ám ảnh họ… cho đến 1 ngày sự cố thật sự xảy ra, và tất cả đều phải chấp nhận. Tây y là vậy, người ta “chấp nhận” cao huyết áp là một bệnh mạn tính (tức là không thể chữa dứt).

Nếu không khéo “nâng niu” nó sẽ nhanh chóng đưa đến hậu quả là tai biến mạch máu. Nếu chưa đến mức vỡ mạch, thì chuyện tắc hẹp một đoạn mạch máu nào đó ở tim hoặc não cũng dẫn đến nhồi máu đưa đến nguy kịch.

Tây y chấp nhận cao huyết áp là bệnh mạn tính, tức là không thể chữa dứt
Tây y "chấp nhận" cao huyết áp là bệnh mạn tính, tức là không thể chữa dứt

Việc đặt khung nong lòng mạch (stent) xử lý tắc hẹp mạch máu cũng tốn đến cả trăm triệu 1 lần và hạn dùng chỉ có 2 năm, nhưng chỉ giải quyết tạm thời được 1 điểm tắc hẹp đó thôi.

Nếu xảy ra nhiều điểm tắc hẹp, hoặc tái phát sau đó ở những điểm khác, thì bệnh nhân sẽ rơi vào cảnh kiệt quệ nhanh chóng mà gần như không có lối thoát.

Vì vậy việc ngăn ngừa hậu quả của cao huyết áp rất là quan trọng, giữ cho huyết áp bình ổn chính là một phần quan trọng giúp tránh được tai biến mạch máu.

Đông y có nhiều cách giúp bình ổn huyết áp, có thể dùng phương pháp Dịch cân kinh, ngồi thiền, dùng thuốc đắp, thuốc sắc, thuốc trà…

Riêng bài thuốc bạn hỏi trên đây gần giống với một bài thuốc mà Đông y đã sử dụng từ lâu để điều trị và phóng ngừa cao huyết áp, tai biến mạch máu.

Về nguồn gốc “xuất hiện” bài thuốc này trước công chúng thì thật là “ngẫu hứng”. Cách đây hơn 20 năm, khi một hậu duệ nhiều đời của một quan ngự y bên Tàu công bố bài thuốc, nhằm để chuộc lại lỗi lầm mà anh ta đã gây ra.

Nếu bài thuốc cứu được 1000 người thì anh ta được miễn tội (xem như là phước đức tổ tiên để lại cho con cháu vậy).

Quả thực bài thuốc có hiệu nghiệm, chỉ sau 5 năm, theo thống kê tại nơi công bố (một bệnh viện ở TQ) thì đã có đến 950 người khỏi bệnh chỉ nhờ bài thuốc này, mặc dù có thay đổi chút ít công thức, nhưng bài thuốc vẫn cho kết quả trên số đông.

Sau đó bài thuốc được lan dần ra khắp nơi, bởi tính đơn giản dễ làm và kích thích tò mò nên rất nhiều người đã làm cho bản thân và gia đình của họ.

Tuy nhiên do đồn thổi, lan truyền qua nhiều người nên bài thuốc đã bị “biến tấu” khá nhiều, từ thành phần đến hàm lượng đều đã bị thay đổi.

Theo “Cổ Phương Thần Dược Trung Hoa” thì bài thuốc nguyên gốc như sau:

“Đào nhân, Hạnh nhân mỗi vị 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hạt, Hạt quýt 14 hạt, tất cả nghiền nát trộn với lòng trắng trứng, mỗi đêm phết vào huyệt Túc tam lý và huyệt Dũng tuyền để trị bệnh cao huyết áp”.

Bài thuốc đắp chân giúp ổn định huyết áp
Bài thuốc đắp chân giúp ổn định huyết áp

Bài thuốc trên sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người phương Tây cũng áp dụng.

Một số người nhận được kết quả thật tuyệt vời, đúng như thần dược, một số khác không thấy thay đổi đáp ứng gì, và một số ít thậm chí có tác dụng ngược lại, làm xấu thêm tình trạng sức khỏe của họ.

Tại sao như vậy? Chúng ta cũng biết vì đâu phải ai cũng giống ai, mỗi người bệnh trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nên hiệu quả cũng khác nhau là điều đương nhiên.

Khi nghiên cứu ứng dụng bài này, chúng tôi ghi nhận với những người cao huyết áp, cho hiệu quả rất tốt. Nó giúp hạ huyết áp chỉ sau 2 lần áp dụng cách nhau 1 tuần, sau đó một tháng áp dụng lại thì thấy huyết áp ổn định luôn.

Cứ lặp lại mỗi tháng áp dụng 2 lần bài này thì có thể kiểm soát huyết áp khá tốt. Có một số trường hợp ngoại lệ cần phối hợp thêm thuốc, tuy nhiên cũng giảm được liều thuốc cho bệnh nhân.

Những trường hợp suy thận, hẹp động mạch thận 2 bên thì bài này không cho kết quả gì, nếu chỉ trông mong vào một mình nó thì tình trạng cơ thể sẽ nhanh đi đến trầm trọng. Cần can thiệp hỗ trợ phục hồi suy thận trước khi áp dụng bài này cho họ.

Bài thuốc chỉ sử dụng bôi ngoài da trên hai huyệt này, nhưng do tác động trên hai huyệt chủ đạo của huyết áp nên cho hiệu quả khá tốt.

Vị trí hai huyệt Túc tam lý và Dũng tuyền
Vị trí hai huyệt Túc tam lý và Dũng tuyền

Việc thực hiện cũng khá dễ dàng, bà con có thể tự làm mà không sợ 1 biến chứng gì.

Tuy nhiên không nên quá trông mong vào một mình bài này, phải thường xuyên theo dõi huyết áp có ổn định hay không, nếu cần thiết phải phối hợp hỗ trợ nhiều phương pháp để đưa huyết áp từ từ ổn định về mức bình thường.

Thuốc huyết mạch không thể có tác dụng chỉ làm một lần mà ngừa được cả đời như vac-xin. Chúng ta cần quan tâm thường xuyên đến huyết áp, mạch máu của mình, vì theo năm tháng, tuổi tác và những tác động môi trường sẽ làm thay đổi cơ thể.

Cách xác định huyệt Túc tam lý: từ phía giữa dưới sát khớp đầu gối, tính xuống dưới 1 lóng tay (khoảng 2 Cm) và ra phía ngoài 1 lóng tay nữa. Khi bấm vào thấy tê tê phía dưới, đó là vị trí huyệt Túc tam lý.

Vị trí huyệt Dũng tuyền: nằm dưới lòng bàn chân, trên đường nối từ ngón chân trỏ về giữa gót, ở cự ly 2/5 tính từ đầu ngón chân trỏ vào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại