Người sắp bị suy thận sẽ có những dấu hiệu gì?

Tuyết Anh (T.H) |

Suy thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó có thể lấy đi tính mạng của bạn nhanh chóng. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết bệnh sớm là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu sớm của bệnh suy thận

PGS.TS Đinh Thị Kim Dung nguyên trưởng khoa thận – tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai:

Suy thận ở giai đoạn sớm có những biểu hiện mờ nhạt, thông thường người bệnh sẽ thấy có những biểu hiện thoáng qua như: mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, rối loạn tiểu tiện

Mệt mỏi

Hệ bài tiết của thận yếu đi khiến cơ thể mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Cảm giác này sẽ tăng lên khi bạn hoạt động, lao động nặng.

Xanh xao

Đây là hệ quả của việc cơ thể bạn không nạp đủ năng lượng để bạn hoạt động khiến người xanh xao, nổi nhiều gân.

Chán ăn

Mệt mỏi và hệ tiêu miến dịch kém đi khiến bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng,..

Tăng huyết áp

Huyết áp của những người mắc bệnh thận sẽ tăng lên. Hoặc có 1 số người từ bệnh huyết áp cao mà bị suy thận.

Rối loạn tiểu tiện

Bạn sẽ thấy biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt thoáng qua, không đều đặn. Điều này thể hiện rằng thận của bạn đang gặp vấn đề. Nếu là người tinh ý bạn nên nhanh chóng kiểm tra thận để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Phù nề

Đây là biểu hiện khi bệnh đến 1 mức độ nào đó. Phù nề là do thận bị suy nặng nên không còn khả năng đào thải nước khiến nước ú động trong cơ thể gây phù.

Ở giai đoạn nặng hơn các biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu buốt, phù nề sẽ biểu hiện rõ hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn mạn tính thì khả năng phục hồi thận là rất khó.

Kiêng kỵ khi bị suy thận

- Tuyệt đối không ăn dưa cà, cá mắn, mắm tôm, rượu bia

- Tuyệt đối k ăn muối và mì chính mà chỉ dùng 1 thìa nước mắm/ngày

- Ăn nhạt hoàn toàn khi bị phù

- Hạn chế: Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, rau rền, rau ngót, rau muống, giá đỗ,…nội tạng động vật,…

Phòng tránh suy thận

PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung khuyên bạn nên:

- Khám sức khỏe định kỳ: 6 tháng hay ít nhất là 1 năm 1 lần nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các loại bệnh, trong đó có cả các bệnh về thận, suy thận.

+ Phát hiện những tổn thương thận để biết những căn bệnh về thận tiềm tàng mà bạn không biết đến.

+ Xem chức năng thận ở ngưỡng tốt hay không tốt, có nguy cơ mắc bệnh suy thận hay không.

Uống nhiều nước

Uống nước thường xuyên để điều tiết sự hoạt động của thận. Không khiến chúng bị “khô hạn” hay quá “ngập nước” dễ hỏng và suy thận.

Không nhịn tiểu tiện

Nhịn tiểu tiện cũng là 1 yếu tố khiến thận phải nhận lại những chất độc chúng thải ra cùng với nước tiểu không được thoát ra ngoài và làm cho chức năng của thận bị suy yếu.

Sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng thuốc bừa bãi, không an toàn, đặc biệt là các loại thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc sẽ khiến bạn nhanh chóng bị suy thận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại