Mọi người thường nghĩ cơ thể "báo hiệu" thèm ăn khi thiếu một dinh dưỡng đặc biệt nào đó nhưng thực sự con người thường hay thèm các thực phẩm giàu mỡ, ngọt, nhiều tinh bột hơn là rau quả.
Một nghiên cứu còn cho thấy ngay cả khi đã có dinh dưỡng đầy đủ, con người vẫn có thể thèm ăn. Ngoại trừ các lý do tâm lý như căng thẳng, tìm sự thoải mái cho thần kinh, do ăn kiêng quá mức, thèm ăn có thể còn là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe.
1. Thèm nước
Nguyên nhân có thể do các triệu chứng tiểu đường. Khát nước quá mức là dấu hiệu sớm báo trước bệnh tiểu đường. Bạn khát nước không phải vì hoạt động quá mức mà cơn khát thường đi kèm với việc đi ngoài quá nhiều.
Khi bị tiểu đường, lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, thận phải làm việc cực kỳ vất vả để hấp thụ và thanh lọc đường. Nhưng đôi lúc thận không thể giữ được và lượng đường dư được chuyển thành nước tiểu.
Do đi tiểu nhiều hơn, bạn cũng mất nước nhiều hơn.
2. Muối
Có thể do bệnh Addison. Chúng ta thường nạp nhiều muối hơn hẳn mức cơ thể cần, nên cơn thèm muối quá mức thường là sự báo hiệu cho căn bệnh Addison. Đây là bệnh khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hoocmon.
Lượng hoocmon này rất quan trọng, chúng bao gồm cả cortisol giúp cơ thể phản ứng với sự căng thẳng và aldosterone cân bằng huyết áp. Nếu không được chữa trị, bệnh Addison có thể khiến huyết áp bạn tụt đến mức nguy hiểm.
Bạn nên đi khám nếu thấy mình thường xuyên thèm muối quá mức.
3. Nước đá
Có thể bạn đang bị thiếu sắt. Thèm những thứ không có chút giá trị dinh dưỡng nào như đá, giấy, đất… là một hiện tượng gọi là pica.
Và dù các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu tường tận về chứng thèm ăn này, vài nghiên cứu cho thấy chúng liên hệ với chứng thiếu chất sắt.
Một nghiên cứu gần đây cho rằng chứng thích nhai đá làm tăng máu lưu thông đến não, chống lại sự trì trệ do thiếu sắt gây ra.