Sau những vụ bị "thảm sát" kinh hoàng, tổ hợp Pantsir-S1 Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa

Bảo Lam |

Sau những tổn thất kinh hoàng ở các chiến trường khác nhau, tổ hợp phòng không Pantsir-S1 đã được các kỹ sư Nga đưa vào "tầm ngắm" để lột xác, và chúng sẽ "rửa hận" UAV Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh minh họa.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh minh họa.

Pantsir-S1 bị "thảm sát"?

Trang tin điện tử "Reporter" thông báo rằng sắp tới "những lời kết tội" về việc tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 không thể bắn hạ UAV tấn công sẽ được cởi bỏ.

Trước đó, bản thân tổ hợp phòng không tầm thấp này từng liên tục trở thành mục tiêu của các đợt tấn công tiêu diệt chính xác của những UAV tấn công.

"Những lời kết tội" nói trên bắt đầu xuất hiện tại Libya, nơi mà các UAV tấn công Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, như truyền thông nước này, "đã tổ chức một cuộc thảm sát thực sự đối với Pantsir-S1 của người Nga".

Sau những vụ bị thảm sát kinh hoàng, tổ hợp Pantsir-S1 Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa - Ảnh 1.

Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantisr-S1 bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt ở Libya.

Bên cạnh đó, trong đoạn quảng cáo hoành tráng còn tuyên bố rằng điều tương tự đã diễn ra cả ở Syria, nơi dường như có tới 8 tổ hợp này của Nga bị tiêu diệt. Đây là sự cố tình bóp méo sự thật có chủ ý.

Đúng, 2 tổ hợp Pantsir-S1 đã trúng đạn. Nhưng có điều Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hề liên quan gì ở đây. Hôm 18/5/2018, quả tên lửa được phóng ra từ chiếc F-16 của Israel đã bắn trúng tổ hợp không còn đạn. Sau đó 8 tháng, một chiếc UAV tự sát của Israel đã thực hiện một cuộc tấn công.

Tại Libya, nơi những tổ hợp Pantsir-S1 đã được quân đội của tướng Haftar sử dụng và tổn thất đúng là lớn hơn nhiều. Chính thức xác nhận 8 tổ hợp bị tiêu diệt. Nhưng đồng thời không thể nói rằng "đó là trận thua trắng". Từ tháng 12/2019 đến hết tháng 4/2020 đã có tới 28 chiếc UAV TB2 Bayraktar bị tiêu diệt.

Sử dụng thống kê của cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia tại Nagorny Karabakh là không chính xác, vì cả hai bên đều phát tán những thông tin có tính xác thực không cao. Đó là lý do thứ nhất. Còn lý do thứ hai, cả quân đội Armenia lẫn Karabakh đều không có Pantsir-S1.

Đương nhiên, không có loại vũ khí nào được coi là tuyệt đối. Thậm chí những tổ hợp hoàn thiện nhất cũng có thể bị đối phương tiêu diệt trong cuộc chiến.

Tuy nhiên, vẫn muốn tổ hợp Pantsir-S1 chứng tỏ được những kết quả thuyết phục hơn, cả về khả năng sinh tồn, lẫn khả năng tiêu diệt những thiết bị bay kiểu mới, gồm UAV tấn công được trang bị tên lửa có điều khiển chính xác cao.

Vì đâu nên nỗi?

Có hai lý do khiến cho những tổ hợp Pantsir-S1 do Nga chế tạo, thành thật mà nói, có dễ bị tổn thương hơn trước các UAV Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ, đó là vận hành và thiết kế.

Tại Syria, các tổ hợp Pantsir-S1 thực hiện nhiệm vụ phòng không ở hai căn cứ quân sự Nga là Khmeimim và Tartus. Những đầu não này nhiều lần bị phiến quân pháo kích và sử dụng UAV tấn công nhưng tất cả đều bị chặn đứng vì những tổ hợp này do các kíp chiến đấu Nga vận hành.

Thực ra, cùng với Pantsir-S1, cả những tổ hợp tác chiến điện tử "Krasnukha-4" cũng tham gia đánh bại các cuộc tấn công đó.

Các tổ hợp Pantsir-S1 của lực lượng LNA do tướng Haftar chỉ huy là do UAE cung cấp, sau 12 năm tiếp nhận từ Nga. Các chuyên gia Nga chắc chắn đã huấn luyện những kíp chiến đấu của UAE cách thức vận hành tổ hợp này. Họ thu nạp được gì hay không lại là vấn đề khác.

Có những tình huống xảy ra, khi các binh sĩ Syria được đào tạo để vận hành Pantsir-S1 lại mắc phải những sai lầm hoàn toàn sơ đẳng không thể tha thứ được.

Tổ hợp đã hết đạn trong lúc xảy ra cuộc tấn công ồ ạt của Không quân và Hải quân Mỹ, Anh, Pháp và Israel, thay vì ngay lập tức đổi vị trí, lại đứng yên tại chỗ và phơi mình chờ đợi khi nào quả tên lửa bay tới. Và nó đã bay tới.

Trong quân đội của Haftar thậm chí còn không có "các chuyên gia" như thế. Có nghĩa là người ta đã bàn giao cho họ Pantisr-S1, họ đã tiếp nhận các tổ hợp và bắt đầu chiến đấu theo cách hiểu của mình.

Sau những vụ bị thảm sát kinh hoàng, tổ hợp Pantsir-S1 Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa - Ảnh 3.

Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantisr-S1 bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt ở Libya.

Và cách hiểu đó đã dẫn tới việc phần lớn những tổ hợp Pantsir-S1 bị tiêu diệt không phải trong lúc chiến đấu, mà do sự yếu kém về chiến thuật và sự cẩu thả.

Một tổ hợp giữa ban ngày lại được vận chuyển trên đường, mà chẳng cần nguỵ trang. Đương nhiên, nó đã không đến được nơi cần đến, bởi vì chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện và bắn trúng nó bằng một quả tên lửa.

Thêm hai tổ hợp nữa bị tổn thất "theo kịch bản Syria". Chúng hết đạn và không thèm đổi sang bị trí khác. Thêm một Pantsir-S1 nằm trong nhà mái che. Nó bị quả tên lửa hành trình phóng ra từ chiếc tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ bắn trúng. Có nghĩa là trường hợp này không thể coi là tổn thất chiến đấu.

Và thêm tối thiểu hai sự tổn thất nữa có lẽ đã có thể tránh khỏi, nếu như các kíp chiến đấu của quân đội Haftar biết rõ chiến thuật sử dụng các tổ hợp phòng không tầm ngắn. Các tổ hợp Pantsir-S1 sẽ phải hoạt động tối thiểu thành một cặp, để bảo vệ lẫn nhau.

Điều này là cần thiết, bởi chúng có thể bảo vệ nhau trong trường "người hàng xóm" hết đạn cũng như để bao phủ vùng mù của radar khiến tổ hợp bên cạnh kiểm soát được 100% tình hình trên không.

Và ở đây hai yếu tố liên kết với nhau dẫn tới các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt được tối thiểu hai tổ hợp Pantsir-S1 đang phòng thủ - đó là vận hành và kỹ thuật.

Trạm radar của Pantsir được trang bị ăng-ten lưới mảng pha. Về góc phương vị, nó có tầm quan sát toàn cảnh (360 độ) nhờ việc radar quay xung quanh trục thẳng đứng. Và 2 chế độ quét góc tà khác nhau, khi tìm kiếm các mục tiêu bay tầm thấp, góc mở của tia radar định vị là từ 0 đến 60 độ, khi tìm kiếm các mục tiêu bay tầm cao - từ 40 đến 80 độ.

"Vùng mù" - đó là khoảng nằm ngoài ranh giới 80 độ, có nghĩa là một góc mở khoảng chừng 20 độ ngay trên đỉnh tổ hợp. Có nghĩa là tổ hợp không có khả năng nhìn thấy điều gì xảy ra trong vùng mù này.

Sau những vụ bị thảm sát kinh hoàng, tổ hợp Pantsir-S1 Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa - Ảnh 5.

Pantsir-SM, phiên bản nâng cấp sâu của Pantsir-S1.

Tại Libya, các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng lỗ hổng này của Pantsir-S1. Trong các đoạn video ghi lại những khoảnh khắc TB2 Bayraktar tấn công các tổ hợp của Nga, có thể thấy rõ rằng trước khi tấn công bằng tên lửa, những UAV này ở trong chính "vùng mù" của Pantsir-S1.

Đồng thời, ở độ cao 5-6km, nơi đường kính của "vùng mù" cho phép các UAV thoả mái rút ngắn vòng bay để ngắm bắn được tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn giải quyết được đối với phía phòng thủ.

Chiến thuật "pháo giằng" giúp các tổ hợp có thể chi viện, bổ sung cho nhau khiến cho UAV không thể an toàn kể cả trong "vùng mù".

Lợi hại hơn xưa

Bên cạnh đó, các kỹ sư Nga đã chế tạo biến thể mới của tổ hợp này - đó là Pantsir-S2, mà sẽ được biên chế cho quân đội. Phiên bản mới này "vùng mù" giảm xuống còn 16 độ.

Sau đó, biến thể tiếp theo - Pantsir-SM, sẽ phải giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan tới tính ổn định của nó khi chiến đấu với UAV. Như trang "Reporter" cho biết, hệ thống này không có "vùng mù". Trong trạm radar định vị, người ta sử dụng ăng-ten lưới mảng pha chủ động.

Đồng thời, sẽ phải xuất hiện các tên lửa mới kích cỡ nhỏ hơn, mà có chức năng đánh chặn những mục tiêu cỡ nhỏ và diện tích phản xạ radar thấp, như các UAV.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại