J-11B vượt trội Su-27 hay trò "chém gió thành bão" của TQ

Su-27 của Nga vượt xa tiêm kích sao chép được cho là “tương tự” J-11B của Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng, các tiêm kích J-11BJ-15 là các sản phẩm do Trung Quốc tự phát triển và có toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với chúng. Họ cũng khẳng định, các máy bay này vượt trội Su-27SKSu-33 của Nga.

Su-27

Su-27

Theo các chuyên gia phương Tây, so sánh này là quá thiên kiến. Về lý thuyết, nó chỉ có ý nghĩa khi so sánh các máy bay Trung Quốc với các biến thể tiêm kích Nga chưa được nâng cấp. Trung Quốc cần mua sắm Su-35 mà Không quân Nga đã nhận được 12 chiếc loại này vào tháng 2/2014. Điều đó cho thấy rõ ràng là chỉ bằng sao chép vũ khí trang bị, kể cả bằng cách độc đáo như Trung Quốc đang làm, thì không thể là bí quyết phát triển hiệu quả công nghiệp quốc phòng. Trang bị kỹ thuật sao chép sẽ khó mà vượt trội về khả năng chiến đấu so với mẫu nguyên bản.

J-11B

J-11B

Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế, cần so sánh J-11B với Su-35, còn J-16 với Su-30SM/MKI. Trong trường hợp đụng độ giả định giữa các máy bay này trong không chiến, các tiêm kích họ Su-27 sẽ có ưu thế về sức cao động và khả năng phát hiện bằng radar so với các máy bay Trung Quốc.

Các chuyên gia của tạp chí Kanwa Asian Defence xuất bản tại Hongkong nêu ra một số khó khăn chính của Trung Quốc trong việc triển khai dây chuyền sản xuất Su-27SK. Những khó khăn này, các chuyên gia nhấn mạnh, chính là có liên quan tới quá trình sao chép. Trung Quốc đã đánh giá quá cao khả năng của các chuyên gia động cơ máy bay của mình nên đã từ chối triển khai sản xuất động cơ turbine phản lực lưỡng mạch AL-31F của Nga. Chính các động cơ này đang được lắp cho tiêm kích J-15J-16, nên làm tăng giá của chúng.

Ấn Độ thì trái lại đã nhập dây chuyền lắp ráp động cơ AL-31FP với công nghệ điều khiển vector lực đẩy cùng với tiêm kích Su-30MKI. Trong các thử nghiệm trên giá thử, AL-31F và AL-31FP cho lực đẩy đơn vị gần như nhau là gần 112 kgf/kg, nhưng cấu tạo của AL-31FP có điểm khác không chỉ ở chỗ sử dụng các công nghệ lắp ráp và vật liệu mới mà còn có điều khiển vector lực đẩy. Dự trữ làm việc của AL-31FP cao gấp 2 lần AL-31F và lên tới gần 1.000 giờ.

Không quân Nga đã bắt đầu nhận vào biên chế các tiêm kích Su-30SM khoảng 10 năm sau khi Nga bắt đầu cung cấp Su-30MKI cho Ấn Độ. Các chuyên gia cho rằng, máy bay này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu mà quân đội Nga đặt ra đối với tiêm kích.

Nga đã xuất sang Trung Quốc các tiêm kích Su-30MKK mà theo các chuyên gia kỹ thuật là thua kém Su-30SM/Su-30MKI. Có khả năng Trung Quốc sẽ lắp cho các máy bay này radar trên khoang mạng pha thụ động. Rõ ràng là radar trên khoang mạng pha chủ động của Trung Quốc còn chưa đạt đến giai đoạn sản xuất loạt và bố trí lên máy bay. Hiện nay, Nga đang xem xét khả năng và triển vọng xúc tiến vào thị trường Ấn Độ và Malaysia các tiêm kích nâng cấp Su-30MKI/MKM trang bị radar mạng pha chủ động.

Su-30MKV của Không quân Venezuela

Su-30MKV của Không quân Venezuela

Trong khi Nga và Ấn Độ đang triển khai trên biên giới với Trung Quốc các máy bay Su-30SM và Su-30MKI tại các căn cứ không quân Tezpur và Chabua (Ấn Độ) và Chita (Nga) thì Trung Quốc đang thử nghiệm biến thể sao chép đơn giản của tiêm kích họ Su-30. Điều khiển vector lực đẩy cho phép máy bay Nga có ưu thế so với máy bay Trung Quốc về khả năng cơ động.

Tại một triển lãm hàng không quốc tế MAKS ở Moskva, các tiêm kích Su-30MKI và Su-30MKK đã tiến hành các chuyến bay trình diễn cho thấy rõ rằng, tiêm kích dành cho Ấn Độ có góc tấn lớn hơn nhiều, khả năng cơ động trên không tốt hơn, cự ly chạy đà cất và hạ cánh ngắn hơn.

Su-30SM/MKI

Su-30SM/MKI

Su-30SM/MKI được trang bị radar Bars với khả năng bám mục tiêu ở cự ly đến 200 km. Điều đó cho phép trong tương lai trang bị cho tiêm kích này các tên lửa có tầm bắn xa hơn.

Công ty Novator ở Yekaterinburg của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu cùng phát triển tên lửa không đối không tầm xa KS-172. Tên lửa này sẽ có tầm bắn gần 200 km, mặc dù theo nhiều nguồn tin, KS-172 sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 400 km. KS-172 dùng để tiêu diệt máy bay chỉ huy/báo động sớm. Dự đoán, tên lửa này sẽ được trang bị cho tiêm kích Su-35 và tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK FA T-50.

Su-30MKK của Trung Quốc với radar của nó có tính năng thấp hơn sẽ không thể sử dụng vũ khí không đối không tầm xa như vậy.

Xuất phát từ các dữ kiện nêu trên, có thể nhận định rằng, các tính năng thật sự của các tiêm kích Trung Quốc làm nhái dựa trên thiết kế và các công nghệ của họ máy bay Su-27 của Nga khác xa so với tính năng mà Trung Quốc công bố theo hướng thua kém hơn. Kanwa Asian Defence nhấn mạnh, sao chép đơn giản (thường là không có giấy phép) máy bay không cải thiện các tính năng chiến đấu của chúng.

Tiêm kích J-11B của Không quân Trung Quốc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại