Hé lộ siêu vũ khí bí mật mới của tiêm kích F-35

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Công ty Lockheed Martin hiện đang làm việc trên một lớp tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn mới trang bị cho F-35.

Mỹ đang tiến hành sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu mới Lockheed Martin F-35 Lightning II, loại chiến cơ có tính năng vượt trội so với tất cả các máy bay hiện có. Nhằm làm tăng khả năng chiến đấu của F-35, công ty Lockheed Martin hiện đang làm việc trên một lớp tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn mới. Dự án này được gọi là CUDA nhằm tạo ra loại tên lửa đối không có hiệu suất cao hơn nhiều so với các tên lửa hiện có.

	Hệ thống vũ khí mới sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của F-35.

Hệ thống vũ khí mới sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của F-35.

Dự án CUDA bắt đầu vào khoảng năm 2010-11. Theo một số nguồn tin, công ty Lockheed Martin vào năm 2011 đã lên kế hoạch cho một dự án tên lửa mới nhưng chưa có thông tin cụ thể về dự án này. Vào tháng 9 năm ngoái, một Hội thảo về Công nghệ Hàng không vũ trụ do Hiệp hội Không quân Mỹ tổ chức đã diễn ra tại Washington. Một thời gian sau đó, tạp chí Không quân đã công bố một số hình ảnh từ sự kiện này, trong đó có bức ảnh chụp mô hình tàng hình cơ F-35 với các tên lửa mới trong khoang cũ khí. Ngay sau đó, công ty Lockheed Martin đã nói về sự tồn tại của một dự án mới gọi là CUDA.

Theo Lockheed Martin, dự án được thực hiện trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng là lực lượng Không quân Mỹ. Mục đích chính của dự án tên lửa CUDA tăng cơ số đạn của tiêm kích từ hai đến ba lần. Đồng thời, nói về sự ra mắt của tên lửa mới trước công chúng, công ty Lockheed Martin lưu ý rằng đây là dự án bí mật cho nên công ty không thể công bố chi tiết về dự án này.

	F-35 và hệ thống tên lửa mới tại triển lãm công nghệ hàng không vũ trụ 2012.

F-35 và hệ thống tên lửa mới tại triển lãm công nghệ hàng không vũ trụ 2012.

Mặc dù thiếu thông tin cụ thể về CUDA nhưng dựa trên các bức ảnh được công bố và các cơ sở dữ liệu khác chúng ta có thể phần nào xác định được một vài thông số kỹ thuật của loại tên lửa mới này. Về ngoại hình, CUDA khá giống với bom GBU-39 SDB (Small Diameter Bomb – Bom có đường kính nhỏ).

GBU-39 có tổng chiều dài 1,8 mét và có đường kính 19 cm. Như vậy, tên lửa CUDA chỉ dài bằng một nửa tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM. Chính kích thước nhỏ như vậy của tên lửa mới sẽ cho phép máy bay F-35 có khả năng mang được nhiều vũ khí hơn trong tương lai. Trọng lượng của tên lửa CUDA không được công bố. Song nếu đem so với kích thước của AIM-120 thì tên lửa mới này có thể nặng khoảng 70-80 kg.

Tên lửa đối không CUDA: Vũ khí mới của chiến cơ F-35
 
	So sánh kích thước của CUDA và AIM-120 AMRAAM.

So sánh kích thước của CUDA và AIM-120 AMRAAM.

Dựa trên các dữ liệu có sẵn, tên lửa CUDA có vị trí bố trí động cơ rất khác so với các loại tên lửa lớp đối không hiện hành. Ở phần đuôi tên lửa được lắp đặt một động cơ nhiên liệu rắn. Đặc biệt, ở phần đầu tên lửa có rất nhiều các lỗ nhỏ, có lẽ là được thiết kế để tăng khả năng khí động học cho loại tên lửa mới này.

Đại diện của nhà phát triển cho biết rằng tên lửa CUDA có phương pháp tấn công mục tiêu không giống với các tên lửa thông thường. Khi tấn công mục tiêu, tên lửa không đối không mới này sẽ thực hiện theo nguyên tắc “đánh chặn động”. Điều này có nghĩa là hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu rồi va vào mục tiêu với một tốc độ khủng khiếp. Phương pháp tấn công mục tiêu như vậy có cả ưu và nhược điểm.

	Cấu tạo tên lửa CUDA.

Cấu tạo tên lửa CUDA.

Ưu điểm là tên lửa không cần thiết phải sử dụng các loại đầu chứa chất nổ hay đầu đạn nổ phá mảnh. Hạn chế chính của phương pháp này chính là tên lửa cần phải được trang bị hệ thống dẫn hướng tốt có khả năng đảm bảo cho CUDA va chạm vào mục tiêu khi tên lửa di chuyển với tốc độ cao.

Theo một số thông tin, tên lửa CUDA sẽ được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động (ARGSN) cho phép tên lửa hoạt động theo nguyên tắc bắn và quên. Với cấu tạo khí động học tiên tiến, tên lửa CUDA có thể đạt tốc độ siêu âm lên tới Mach 2.

Tên lửa đối không CUDA: Vũ khí mới của chiến cơ F-35
 

Với những tính năng ưu việt như vậy, chắc chắn việc sử dụng tên lửa mới CUDA trong tương lai sẽ tăng cường khả năng tác chiến của Không quân Mỹ, đặc biệt là khả năng cận chiến. Theo các bức ảnh được đăng tải trên tạp chí Không quân thì máy bay chiến đấu F-35 có thể mang tới 12 tên lửa CUDA trong khoang vũ khí bên trong thân. Hiện tại, còn quá sớm để nói chính xác về việc sử dụng kết hợp các loại vũ khí bên trong thân máy bay, nhưng có thể đoán được rằng F-35 sẽ mang theo 4 tên lửa AIM-120 AMRAAM và CUDA. Điều này sẽ cho phép các máy bay chiến đấu đánh chặn các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung một cách hiệu quả. Hơn nữa, trong trường hợp cần thiết, máy bay có thể được trang bị theo các tên lửa trên các giá treo bên ngoài.

Tên lửa đối không CUDA: Vũ khí mới của chiến cơ F-35
 

Những phân tích trên đây chỉ là những phỏng đoán về loại tên lửa mới CUDA dựa trên những bức ảnh được đăng tải trên tạp chí và một số dữ liệu có sẵn. Có thể, trong tương lai, để đáp ứng các yêu cầu từ phía khách hàng là Không quân Mỹ, tên lửa CUDA thực sự sẽ có hình hài, đặc điểm cũng như tính năng hoàn toàn khác xa so với những gì mà chúng ta phỏng đoán. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dự án tên lửa mới sẽ làm tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ năm F-35 của Không quân Mỹ trong tương lai.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại