2014: Số phận nhiều tiêm kích thế hệ 5 sẽ được quyết định

Khang Minh |

(Soha.vn) - Phương tiện truyền thông Trung Quốc mới đây đã đưa ra một số dự đoán về xu hướng phát triển của không quân các nước trên thế giới trong năm 2014.

Máy bay chiến đấu thế hệ 5

Mỹ

Tháng 6/2013, Bộ quốc phòng Mỹ quy định rõ thời gian công bố khả năng hoạt động ban đầu (IOC) của F-35B (cho Thủy quân lục chiến), F-35A (Không quân) và F-35C (Hải quân).

Mặc dù việc đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ đối với máy bay F-35 bị trì hoãn mấy năm so với kế hoạch, nhưng kế hoạch trang bị số lượng lớn cho quân đội Mỹ cuối cùng cũng được đưa vào chương trình nghị sự.

F-35 thử nghiệm cất/hạ cánh trên tàu đổ bộ USS Wasp (LHD1)
F-35 thử nghiệm cất/hạ cánh trên tàu đổ bộ USS Wasp (LHD1)

Chi phí cao và sự chậm trễ trong thời gian qua không chỉ làm cho F-35 bị chỉ trích mà còn khiến các nước tham gia nghiên cứu khác bỏ cuộc. Dễ dàng nhận thấy, quyết định lần này sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với năm 2014, trở thành năm chạy nước rút để kết thúc việc nghiên cứu F-35.

Nga

Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố, máy bay T-50 sẽ được trang bị cho Không quân Nga vào năm 2016. Tháng 8/2013, Tổng tư lệnh Không quân Nga cho biết, T-50 sẽ trang bị cho Không quân trước năm 2017.

Nguyên mẫu thứ năm của T-50 bay thử nghiệm tháng 11/2013
Nguyên mẫu thứ năm của T-50 bay thử nghiệm tháng 11/2013

Nguyên mẫu tiêm kích thế hệ năm T-50 đã thực hiện bay thử nghiệm kể từ tháng 1/2010. Ban đầu, Không quân Nga lên kế hoạch bắt đầu triển khai loại máy bay này vào phục vụ từ năm 2015 nhưng quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, các vấn đề như thiết bị điện tử trên máy bay không hiện đại, đồng thời sự chậm trễ của tiến độ cũng đồng nghĩa với việc giá thành cao. Vì vậy, năm 2014, máy bay chiến đấu T-50 mới bắt đầu tiến hành thử nghiệm quốc gia.

Nhật Bản

Công tác nghiên cứu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Shinshin của Nhật Bản cũng đang được tiến hành, căn cứ vào kế hoạch, năm 2014 sẽ thực hiện bay lần đầu tiên. Máy bay Shinshin do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, sử dụng các công nghệ tiên tiến như radar mạng pha chủ động, đối kháng điện từ, có khả năng “phát hiện hàng đầu”, “tấn công hàng đầu” và “đánh chặn hàng đầu”.

Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới

Mỹ

Mỹ đã tuyên bố khởi động lại kế hoạch máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo vào năm 2011. Tới tháng 4/2013, Không quân Mỹ tiết lộ, máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo sẽ bắt đầu sự phát triển của máy bay không người lái.

Không quân Mỹ có kế hoạch đến khoảng năm 2018 sẽ cho ra mắt nguyên mẫu loại máy bay ném bom chiến lược, năm 2025 sẽ trang bị 80 đến 100 máy bay loại này. Hiện nay, chưa có thay đổi nào được đưa ra nên có thể dự đoán rằng quân đội Mỹ vẫn sẽ căn cứ vào kế hoạch để thúc đẩy dự án. Ngân sách của dự án này trong năm 2014 đạt 379 triệu USD.

Nga

Tháng 3/2013, Cục thiết kế Tupolev Nga giành được hợp đồng phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo cho Không quân Nga. Căn cứ vào hợp đồng, năm 2020 bắt đầu tiến hành sản xuất với số lượng lớn, trong khoảng từ năm 2025 – 2030 sẽ trang bị 100 máy bay ném bom chiến lược cho quân đội Nga.

Một mô hình máy bay được cho là PAK-DA thử nghiệm trong đường hầm gió.
Một mô hình máy bay được cho là PAK-DA thử nghiệm trong đường hầm gió.

Loại máy bay này sử dụng cách bố trí động cơ phản lực với tốc độ bay siêu âm và tàng hình trở thành lựa chọn ưu thế nhất, có thể tiến hành răn đe hạt nhân, tấn công hạt nhân, có tầm bay xa và phạm vi tác chiến lớn, có khả năng tác chiến tầm xa, rất thích hợp với chiến tranh cục bộ công nghệ cao.

Việc nghiên cứu loại máy bay này sẽ trở thành một vũ khí quan trọng của Nga để ứng phó với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Năm 2014, việc phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Nga sẽ được đẩy nhanh hơn.

Máy bay không người lái

Mỹ:

Tháng 5/2013, máy bay X-47B của Mỹ lần đầu tiên cất cánh thành công từ tàu sân bay, tháng 11/2013, X-47B tiếp tục kiểm chứng tính năng hạ cánh trên tàu sân bay trong điều kiện phức tạp. Theo kế hoạch, năm 2014, máy bay không người lái X-47B tiếp tục được thử nghiệm.

X-47B cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tháng 5/2013
X-47B cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tháng 5/2013

Sau khi máy bay không người lái RQ-170 ra mắt không lâu, Mỹ bắt đầu tạo ra một loại máy bay không người lái RQ-180 có trọng tải lớn và khả năng tàng hình mạnh. Máy bay sử dụng cách bố trí cánh sải, có thể bay liên tục 24 giờ, dự kiến năm 2015 đưa vào sử dụng. Vì vậy, năm 2014 sẽ là năm quan trọng trong quá trình phát triển của RQ-180.

Bên cạnh đó, máy bay trinh sát SR-72 trở thành thế hệ tiếp theo của SR-71. Ngoài khả năng tàng hình và không người lái ra, đặc điểm lớn nhất của máy bay này là sử dụng tổ hợp động cơ phản lực thông thường và Scramjet. Năm 2014 sẽ là sự khởi đầu quan trọng của SR-72.

Đáng chú ý, năm 2013 Mỹ đã giới thiệu nhiều loại thiết bị không người lái phóng từ ngầm, tạo bước đột phá trong lĩnh vực này.

Nga

Dự án phát triển máy bay không người lái của Nga sẽ tiếp tục được tăng cường, đáng chú ý là máy bay không người lái Skat lấy mô hình từ máy bay X-47B, X-45C của Mỹ, sử dụng cách bố trí động cơ phản lực, trọng lượng rỗng 10 tấn, trang bị 2 buồng vũ khí bên trong thân, mang được 2 tấn bom, có thể mang vũ khí dẫn đường không đối đất chính xác, tầm hoạt động 4.000 km. Ngoài ra, hàng loạt máy bay không người lái do thám mới cũng sẽ được phát triển.

Iran

Hai năm gần đây, Iran có nhiều tiến bộ trong việc phát triển máy bay không người lái, đặc biệt, năm 2013 nước này đã công bố một loạt máy bay không người lái kiểu mới như Shahed-129, Rad-85, Yasseer, Fotros.

Anh

Máy bay chiến đấu không người lái Taranis
Máy bay chiến đấu không người lái Taranis

Trong khi đó, năm 2013 máy bay không người lái siêu âm Taranis của Anh cũng bắt đầu bay thử nghiệm và việc phát triển trong năm 2014 vẫn được quan tâm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại