Vắc xin COVID-19 đã cứu mạng gần 20 triệu người trong năm đầu tiên

Lam Chi |

Theo ước tính, vắc xin COVID-19 đã cứu sống khoảng 20 triệu người trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, và hơn một nửa trong số đó là ở các quốc gia phát triển.

Ảnh: Anthony Devlin/Bloomberg

Ảnh: Anthony Devlin/Bloomberg

Theo kết quả từ một phân tích mới của Airfinity – công ty dữ liệu có trụ sở tại London (Anh), vắc xin Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer được ước tính đã cứu sống 12 triệu người, đóng góp phần lớn vào việc ngăn ngừa tử vong trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng toàn cầu (8/12/2020 tới 8/12/2021).

Cụ thể, vắc xin của AstraZeneca đã cứu sống được 6,3 triệu người, còn con số ước tính của vắc xin Pfizer-BioNTech là 5,9 triệu người. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc xin của Sinovac và Moderna đã cứu sống được lần lượt là 2 triệu và 1,7 triệu người. 

Cũng theo báo cáo, hai công ty nói trên đã nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất và phân phối vắc xin trước các nhà sản xuất khác. Theo một nghiên cứu từ tháng trước, vắc xin được ước tính đã cứu sống khoảng 20 triệu người trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, và hơn một nửa trong số đó là ở các quốc gia phát triển.

Vắc xin COVID-19 đã cứu mạng gần 20 triệu người trong năm đầu tiên - Ảnh 1.

Sự ra đời của vắc xin giảm thiểu được số ca nhập viện và tử vong do COVID-19. Ảnh: REUTERS.

Tuy vắc xin của các công ty như Pfizer, Moderna, AstraZeneca và những công ty khác đã giúp giảm thiểu được số ca nhập viện và tử vong do COVID-19, nhưng trong năm ngoái, vẫn còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vắc xin. Trong vài tháng gần đây, sự do dự, những trục trặc trong việc giao hàng và những thách thức khác vẫn tiếp tục cản trở nỗ lực này.

Mặc dù lượng vắc xin được phân bổ thông qua cơ chế COVAX được ước tính đã giúp ngăn chặn hơn 7 triệu ca tử vong, nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases vẫn nhấn mạnh hậu quả của sự bất bình đẳng trong nỗ lực tiếp cận vắc xin. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 1/5 số người thiệt mạng do COVID ở các nước nghèo hơn đã có thể được ngăn chặn nếu những mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được hoàn thành. 

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin COVID-19 nào tốt hơn?

AstraZeneca cũng công bố kết quả của cuộc đánh giá dữ liệu của các nhà khoa học tại châu Á từ 79 nghiên cứu đời thực, cho thấy các vắc xin sử dụng công nghệ mRNA và vắc xin vectơ vi rút có hiệu quả bảo vệ cao tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Vắc xin COVID-19 đã cứu mạng gần 20 triệu người trong năm đầu tiên - Ảnh 2.

Vắc xin sử dụng công nghệ mRNA và vắc xin vectơ vi rút có hiệu quả bảo vệ cao tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Sau hai liều, vắc xin vectơ vi rút của AstraZeneca và các loại vắc xin COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA đều cung cấp khả năng bảo vệ cao, ngăn ngừa nhập viện và tử vong (91 - 93%) bất kể tuổi tác và không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai loại vắc xin.1

Dữ liệu trên được đánh giá bởi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trên khắp châu Á, và đến từ VIEW-hub, một nền tảng tương tác có chức năng trực quan hóa các dữ liệu toàn cầu về việc sử dụng và các tác động của vắc xin, được phát triển bởi Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg và Trung tâm Tiếp cận Vắc xin toàn cầu (International Vaccine Access Center, viết tắt là IVAC), Hoa Kỳ. Nền tảng này được cập nhật hàng tuần để bổ sung thêm các nghiên cứu đời thực về hiệu quả của vắc xin. 79 nghiên cứu đời thực được đánh giá bao gồm dữ liệu so sánh hiệu quả của vắc xin AstraZeneca và các loại vắc xin mRNA đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, đặc biệt là BNT162b2 (Pfizer) và mRNA-1273 (Moderna).

Vắc xin của AstraZeneca là một loại vắc xin 'vectơ vi rút’, có nghĩa là sử dụng một phiên bản không thể gây bệnh của vi rút làm một phần của vắc xin, dạy cơ thể cách phòng chống bệnh nếu sau đó bị phơi nhiễm với vi rút thật. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ vắc xin này trong suốt 40 năm qua để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, Zika, Ebola và HIV.2

(Nguồn: Bloomberg)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại