Hậu quả khủng khiếp Israel phải gánh vì lỡ “làm phật ý” Nga ở Syria

Vũ Thu Hương |

Nga làm tê liệt hoạt động của hệ thống phòng không "Vòm sắt" của Israel khiến Israel không thể ngăn chặn tên lửa phóng từ Syria.

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Nga đã sử dụng thành công thiết bị tác chiến điện tử của mình để vô hiệu hóa hệ thống phòng không "Vòm sắt" của Israel.

Một vi phạm của Israel đối với các thỏa thuận về giảm leo thang ở Syria đã dẫn đến phản ứng cực kỳ gay gắt từ Nga: Moscow đã kích hoạt các hệ thống tác chiến điện tử (có lẽ là ở khu vực Tartus và Damascus). Điều này dẫn đến hậu quả toàn bộ chức năng của hệ thống phòng thủ Israel không thể đánh chặn hệ thống tên lửa phòng không S-200 phóng từ Syria.

Israel thừa nhận vụ đánh chặn tên lửa phóng từ Syria đã thất bại thảm hại, trong khi đại diện của lực lượng phòng thủ Israel (IDF) thừa nhận nếu đó là tên lửa hành trình của Iran, hậu quả sẽ rất bi thảm đối với Israel. Tên lửa Iran phóng xa được 300 km và rơi gần khu vực trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Israel.

“Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz thừa nhận rằng IDF đã không thể đánh chặn một tên lửa phóng từ Syria về phía Dimona. Ông Gantz nói: “IDF đã triển khai hoạt động chống lại cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào nhà nước Israel của các phương tiện vũ khí Syria.

Tên lửa S-200 của Syria đã vượt qua lãnh thổ nước này và tiến về phía Nam Israel. Dù Israel đã nỗ lực ngăn chặn nhưng kết quả không thành công. Chúng tôi đang điều tra vụ việc. Trường hợp này tôi cho rằng sẽ có nhiều phức tạp", một ấn phẩm tiếng Israel cho biết.

Cuộc chiến ở Syria không ngừng căng thẳng

Theo đánh giá từ mô hình hệ thống phòng không Israel "Iron Dome", tên lửa đã bay qua ít nhất 12 khu vực có hệ thống phòng không được triển khai mà không bị bắn hạ. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Israel về cuộc điều tra đã được đưa ra cho thấy có thứ gì đó đã gây nhiễu các radar phòng không của Israel. Đây rõ ràng là minh chứng cho thấy các biện pháp đối phó hệ thống điện từ - các tổ hợp năng lượng cao ở khu vực này chỉ nhằm phục vụ cho Nga.

Trước đó, ngày 22/4 một tên lửa đất đối không của Syria phát nổ ở miền nam Israel, khiến còi báo động vang vọng tại khu vực gần lò phản ứng hạt nhân Dimona bí mật của nước này.

Ngay sau đó quân đội Israel cho hay đã đáp trả bằng cách tấn công nhiều hệ thống tên lửa của Syria, bao gồm chính hệ thống đã phóng tên lửa sang Israel.

Hãng thông tấn nhà nước Syria cho hay lực lượng phòng không đã ngăn chặn vụ tấn công của Israel nhằm vào vùng ven thủ đô Damascus. Theo đó, lực lượng phòng không đã ngăn chặn và bắn hạ phần lớn các tên lửa.

Có thông tin cho hay Israel tấn công nhằm vào các vị trí gần thị trấn Dumair, cách Damascus khoảng 40 km và là nơi lực lượng do Iran hậu thuẫn đang hiện diện. Đây cũng chính là khu vực mà Israel từng tấn công nhiều lần trước đó.

Một phát ngôn viên quân đội Israel cho hay tên lửa của Syria nhắm vào máy bay của Israel nhưng bay cao hơn mục tiêu và rơi xuống vùng Dimona.

Tên lửa của Syria là mẫu SA-5 (tức tên lửa phòng không S-200 của Liên Xô cũ) và rơi cách lò phản ứng khoảng 30 km.

Dù chưa bao giờ công khai vũ khí hạt nhân nhưng các chuyên gia nước ngoài cho rằng Israel có khoảng 100-300 đầu đạt hạt nhân.

Sự việc đánh dấu căng thẳng leo thang nghiêm trọng nhất giữa Irsael và Syria trong nhiều năm. Và theo nhận định của một số nhà quan sát, sự việc có thể liên quan đến Iran, quốc gia hiện duy trì quân đội và lực lượng ủy nhiệm ở Syria đã cáo buộc Israel thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của họ.

Israel và Iran là đối thủ không đội trời chung. Israel cáo buộc Iran đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân và phản đối các nỗ lực do Mỹ đứng đầu nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa các cường quốc với Iran.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều lần tuyên bố Israel sẽ không cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Và thực tế, Israel đã hai lần ném bom các quốc gia khác ở Trung Đông, nhằm vào chương trình hạt nhân của những nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại