Cách ăn gan lợn rất tốt mà nhiều người bỏ qua

Mai Trần (Ghi theo ANTV) |

Dân gian có câu rằng: “Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan”. Liệu quan niệm này có đúng không và nên ăn gan động vật như thế nào?

Trên thực tế, thời gian gần đây tình trạng người nuôi lợn sử dụng chất tạo nạc, lạm dụng thuốc kháng sinh thậm chí sử dụng thuốc an thần khi giết mổ không còn hiếm. Những điều này khiến không ít người e dè khi ăn gan.

Cách ăn gan lợn rất tốt mà nhiều người bỏ qua - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ video của ANTV

Chị Trần Bích Ngọc – Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Với tình trạng nuôi lợn như hiện nay, mình cũng hơi ái ngại trong vấn đề thực phẩm an toàn. Vì vậy, mình cũng suy nghĩ một chút khi sử dụng và hạn chế ăn gan".

Lê Văn Tiến, Thanh Hóa nói: "Em thích ăn gan lợn. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có tiêm nhiều kháng sinh nên em lo sợ".

Gan là cơ quan đào thải các độc chất. Chính vì vậy, ăn những lá gan của con vật bệnh bị tiêm nhiều kháng sinh và hóa chất, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao

Cách ăn gan lợn rất tốt mà nhiều người bỏ qua - Ảnh 2.

Ảnh cắt từ video của ANTV

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Tân: "Gan để chuyển hóa chất dinh dưỡng, lợn bị bệnh, gan không có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng đó nữa, nên các mầm bệnh và chất độc tụ lại ở gan. Ăn gan của những con lợn bị ốm, bị bệnh là lá gan bị độc.

Gan có giá trị về dinh dưỡng lớn, trong gan có chứa hàm lượng vitamin A nhiều hơn hơn thịt, cá, trứng, sữa. Đạm trong gan cũng là đạm hoàn thiện, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà cơ thể con người rất cần thiết. Gan chứa hàm lượng Fe có mật, muối mật giúp cơ thể nhận được vitamin tan trong chất béo, các chất béo, cơ thể chúng ta hấp thu được là do men trong gan".

Những lưu ý khi sử dụng gan

Chuyên gia Ẩm thực Lê Công Yên chia sẻ cách lựa chọn gan lợn: "Tôi hay lựa chọn lá gan không có màu lạ - lốm đốm, màu xanh ở trên lá gan, tất cả phải có màu đỏ đều. Khi cắt lá gan ra thì bên trong phải còn tươi".

Cách ăn gan lợn rất tốt mà nhiều người bỏ qua - Ảnh 3.

Ảnh cắt từ video của ANTV

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Tân nhấn mạnh: "Chúng ta muốn ăn một chất lượng gan hoàn hảo, thì chúng ta phải chế biến chín. Khi chưa chế biến chín sản phẩm có rất nhiều vi khuẩn, kí sinh vật, loại trừ cách chế biến gỏi".

Chuyên gia Ẩm thực Lê Công Yên bày cách để có những món ngon từ gan: "Món gan có thể chế biến ra rất nhiều món khác nhau như gan xào giá, gan rán om nước dừa và một chút hạt sen".

Khi được hỏi về số lượng gan nên ăn một tuần, bà Lê Thị Tân cho biết: "Với người lớn, một tuần nên ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 50 - 70g. Trẻ em nên ăn một tuần 2 lần, mỗi lần 30 – 50 g.

Đối với những người ốm yếu không nên sử dụng gan, không phải chỉ riêng gan lợn mà tất cả các gan động vật khác cũng không nên sử dụng. Gan có tính hai mặt: Gan có giá trị dinh dưỡng cao, gan chứa mầm bệnh nếu không lựa chọn tốt".

Chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ thời điểm lý tưởng trong ngày để ăn gan: "Nên ăn gan vào bữa sáng và bữa trưa, không nên ăn gan vào bữa tối, vì hàm lượng chất dinh dưỡng lớn, khó tiêu hóa".

Mời quý vị xem video cụ thể:

Gan nhiều dưỡng chất, nhưng ăn thế nào thì không phải ai cũng biết?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại