"Tên lửa Nga thừa sức xé toang siêu tàu khu trục Mỹ"

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Theo một bài báo Nga thì tàu khu trục Arleigh Burke có khả năng phòng không “trung bình”, còn khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước thì “dưới mức trung bình".

62 tàu được xây dựng cho đến năm 2013 - số lượng các tàu Burke của Mỹ đã vượt quá tổng số tàu khu trục của phần còn lại của thế giới. Không dừng lại ở đó, việc xây dựng các tàu Burke vẫn đang tiếp tục: 2 tàu biến thể Flight IIA đã được đặt hàng vào năm 2011. Theo kế hoạch, sẽ có 9 chiếc kiểu IIA được xây dựng. Và tiếp đó là 20 chiếc Berkey Flight III cho đến năm 2020.

Đó là còn chưa tính đến các bản sao của Aegis Hoa Kỳ như Atago và Congo của Nhật Bản, Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha, King Sejong của Hàn Quốc ...

 	USS John McCain (DDG-56) năm 1992.

USS John McCain (DDG-56) năm 1992.

Sự xuất hiện ồ ạt của các tàu khu trục Burke là kết quả của việc tiêu chuẩn hóa tối đa và quan điểm của Hải quân Mỹ rằng trong tương lai gần, Mỹ sẽ chỉ sử dụng một loại tàu khu trục để thay thế cho tất cả hiện các loại tàu tuần dương tên lửa và tàu khu trục khác.

Quyết định này liệu có hợp lý? Aegis đảm bảo cho Burke hiệu quả hơn so với các tàu khu trục còn lại không?

Câu trả lời là rõ ràng - tàu khu trục Burke có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của bất cứ tàu khu trục nào, tuy nhiên, chi phí sản xuất và vận hành của loại chiến hạm có lượng giãn nước lên tới gần 10.000 tấn này so với các khinh hạm có lượng giãn nước chỉ 4.000 hoặc 5.000 tấn là quá lớn. Ước tính chi phí của mỗi chiếc Burke khoảng 1,8 tỷ USD.

 	Kịch bản phát triển Hải quân Mỹ cho đến năm 2042.

Kịch bản phát triển Hải quân Mỹ cho đến năm 2042.

Với số tiền lớn như vậy, liệu Mỹ có tiếp tục xây dựng thêm 20 chiếc nữa không?

Bài phân tích của chuyên gia quân sự Nga được đăng tải trên trang mạng Topwar sẽ cho chúng ta thấy lý do vì sao các siêu khu trục hạm Burke với hệ thống chiến đấu Ageis đang ngày càng suy thoái.

Bài báo cho rằng, nếu nhìn trên các thông số kỹ thuật thì Burke quả là một khu trục hạm đầy ấn tượng với 90 thiết bị phóng tên lửa. Là lớp khu trục hạm đầu tiên được Mỹ trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị, hệ thống điều khiển điện tử, thông tin liên lạc và các thiết bị đấu tranh sinh tồn tối tân. Hệ thống năng lượng đáng tin cậy và hiệu quả. Thân tàu được xây dựng với công nghệ tàng hình tiên tiến.

 	USS Spruance (DDG-111) IIA

USS Spruance (DDG-111) IIA

Nhưng, ấn tượng đầu tiên khiến chúng ta dễ bị đánh lừa. Năng lực thực tế của Arleigh Burke so với những tuyên bố khiến người ta phải nghi ngờ. Bài viết cho biết rằng khu trục hạm Burke là một biến thể của tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga nhưng không có những đặc tính nổi trội và là một “bước lùi” trong thiết kế chế tạo chiến hạm bề mặt. Điều duy nhất lôi cuốn Hải quân Mỹ trong dự án này đó là con tàu có chi phí thấp hơn tuần dương hạm Ticonderoga: theo ước tính ban đầu, tàu khu trục tuy có khả năng bằng 2/3 tàu tuần dương nhưng chi phí chỉ bằng 1 nửa so với loại tàu này.

Hệ thống phòng không ở mức "trung bình"

Ngay cả đối với mục đích chính của nó – chẳng hạn như phòng không - thiết kế của Burke cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Điều đầu tiên và quan trọng nhất - tại sao siêu khu trục hạm chỉ có 3 radar phát hiện mục tiêu? Trong số đó, chỉ có một chiếc ở phía trước. Điều này sẽ khiến cho con tàu không thể đáp ứng tốt trước các cuộc tấn công từ không trung.

Một trong những thành phần chính của hệ thống chiến đấu Aegis trang bị trên tàu đó là radar ba toạ độ mạnh mẽ với bốn anten mạng pha cố định có thể phát hiện và tự động bám theo hàng trăm mục tiêu trên không, tự động thiết lập chương trình cho tên lửa phòng không tầm xa và theo dõi mục tiêu với quỹ đạo bay thấp.

 

Trong thực tế, mặc dù vô cùng hiện đại và có khả năng kiểm soát không gian ở khoảng cách lớn, nhưng radar AN/SPY-1 của Burke hóa ra lại “bị mù” trong việc phát hiện các mục tiêu bay thấp khiến siêu hỏa tiễn SM-3 của nó cũng trở nên vô dụng.

Thường trên tàu chiến để phát hiện các mục tiêu bay thấp với tốc độ cao phải sử dụng các loại radar chuyên dụng chẳng hạn như radar Podcat của Nga với hệ thống tìm kiếm định hướng và tần số tái tạo dữ liệu cao hoặc radar dual-band với anten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn FCS-3A của Nhật Bản làm việc trong băng tần C (bước sóng từ 7,5 đến 3,75 cm) và X (bước sóng 3,75-2,5 cm).

Bài báo của Nga cho rằng người Mỹ luôn nghĩ rằng họ thông minh hơn những người khác, bởi vì họ đã cố gắng để giải quyết tất cả các vấn đề bao gồm việc phát hiện tìm kiếm mục tiêu bay thấp chỉ với radar đa chức năng AN/SPY-1.

 

Trên báo chí cũng không có bất kỳ thông tin nào về sự thất bại của hệ thống chiến đấu Aegis trước các mục tiêu trên không bay với tốc độ siêu âm ở độ cao rất thấp. Theo tác giả bài viết, có lẽ siêu khu trục hạm Burke của Hải quân Mỹ đã không biết làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa như vậy. Tên lửa đối hạm Moskit của Nga hay BrahMos của liên doanh Nga-Ấn thừa sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Burke và xé toang con tàu.

Tác giả cũng chỉ ra rằng, khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp của radar AN/SPY-1 bị hạn chế do cách bố trí anten không hợp lý: không giống như các tàu chiến khác, với các anten được lắp đặt trên đỉnh cột, thì anten mạng pha theo từng giai đoạn của AN/SPY-1 lại được “treo” trên thành của kiến trúc thượng tầng.

Khả năng chống hạm, chống ngầm "dưới trung bình"

Về khả năng chống ngầm, tác giả nhận định, nếu các tàu khu Burke có khả năng phòng không “trung bình”, thì khả năng chống tàu ngầm và chống tàu của chúng “dưới mức trung bình", nếu như không muốn nói là không có khả năng.

 	Tàu chống ngầm dự án 1155.1 của Liên Xô.

Tàu chống ngầm dự án 1155.1 của Liên Xô.

28 tàu khu trục đầu tiên (Flight I và II) không có nhà chứa máy bay trực thăng chống ngấm mà chỉ có sàn đáp ở phía đuôi tàu. Với khả năng chỉ mang được ít các máy bay săn ngầm như vậy, khả năng chống ngầm của Burke đã rất hạn chế.

Nếu đem so sánh khả năng chống ngầm của những chiếc Burke đầu tiên với các tàu khu trục dự án 1155 Udaloy của Nga thì chẳng khác nào trứng chọi đá.

Tàu chống ngầm của Nga được trang bị sonar đồ sộ Polinom khối lượng 800 tấn. Nó có thể phát hiện nhiều tàu ngầm, ngư lôi và mìn biển ở khoảng cách lên tới 40-50 km trong điều kiện thủy văn thuận lợi.

 

Tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa-ngư lôi với tầm bắn lên tới 50 km. Trong khi hệ thống tên lửa ngư lôi RUM-139 trên Burke chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách không quá 22 km.

Bài báo cho rằng, hệ thống chống hạm của Burke đang ngày càng suy thoái. Khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ dường như đã mất đi một đối thủ xứng tầm. Tên lửa chống hạm Tomahawk đã trở thành một gánh nặng trên các khu trục hạm Burke và BGM-109B đã bị cho "nghỉ hưu" từ những năm 2000.

 

Trên các tàu khu trục Burke seri IIA, Hải quân Mỹ cho rằng việc lắp đặt các hệ thống tên lửa chống tàu là không cần thiết. Kết quả là, Burke đã mất đi vũ khí cuối cùng của nó – tên lửa chống hạm tầm ngắn Harpoon, khiến con tàu dễ dàng trở thành miếng mồi ngon đối với ngay cả các tàu hộ tống tên lửa của Iran.

Để bù đắp lại những “mất mát” trên cũng như trấn an tinh thần của các thủy thủ, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển hệ thống tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới LRASM, dự kiến sẽ được được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ trong nửa cuối thập kỷ này.

 
 

Ngoài ra, bài viết trên trang Topwar còn đưa ra nhận định khá hài hước rằng con tàu hiện đại như Burke không được thiết kế cho chiến tranh hải quân. Chúng được tạo ra như một tàu dịch vụ trong thời bình.

“Wi-Fi miễn phí, hồ bơi, nhà ăn, không gian sống rộng rãi,... Điều duy nhất mà các nhà thiết kế đã quên khi tạo ra những siêu tàu khu trục này đó là khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hải quân”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại