Vậy bữa sáng nên ăn gì là giàu dinh dưỡng và tốt hơn cả?
1. Trứng
Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng trứng là một loại thực phẩm vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng sẽ làm tăng cảm giác no bụng, giảm lượng calo hấp thụ, duy trì lượng đường và giúp ổn định lượng insulin. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa này giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Trứng cũng là một trong những nguồn choline tốt nhất. Trong khi đó, choline lại là dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của não và gan.
3 quả trứng có thể cung cấp khoảng 20gr protein chất lượng cao. Thêm vào đó, trứng cũng là một loại thực phẩm rất tiện lợi. Mọi người hoàn toàn có thể luộc trứng vào buổi sáng để có một bữa ăn nhanh nhưng vẫn đủ chất.
2. Khoai lang
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc sử dụng khoai lang vào buổi sáng là rất tốt, giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng đủ để bắt đầu cho một ngày mới.
Hơn nữa trong khoai lang chứa khá nhiều giá trị dinh dưỡng như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như Canxi, Phospho, kẽm, sắt, Magie, Natri, Kali,…
3. Ngô
Một bắp ngô luộc nặng khoảng 164 gram và chứa 177 calo và chứa omega 6 và rất giàu chất xơ vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa vào buổi sáng giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó trong ngô rất ít chất béo nên dù ăn bao nhiêu cũng không lo bị tích tụ mỡ trên cơ thể. Ngoài ra, các chất phytochemical trong râu ngô điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, biệt hóa tế bào mỡ trong khi làm tăng tốc độ lipolysis và chuyển hóa axit béo giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
4. Bột yến mạch
Bột yến mạch có chứa một loại chất xơ đặc biệt là beta-glucan. Chất xơ này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm lượng cholesterol.
Yến mạch cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các axit béo của chúng không bị hỏng. Những chất chống oxy hóa này cũng có lợi cho sức khỏe của tim và giảm huyết áp.
5. Các loại hạt
Các loại hạt nói chung đều bổ dưỡng. Chúng là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa sáng lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các loại hạt có thể giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch, giảm viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, hạt còn giàu magie, kali, chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch. Ngay cả người bị tiểu đường cũng có thể sử dụng các loại hạt trong khẩu phần ăn của mình.
Nhìn chung, các loại hạt là một sự lựa chọn tuyệt vời vì chúng giúp bạn cảm thấy no bụng và ngăn ngừa bệnh tật.
Bạn có thể kết hợp các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, điều…) với sữa chua, bột yến mạch… để có một bữa sáng giàu dinh dưỡng.
6. Phô mai tươi
Phô mai tươi giàu protein, có khả năng làm tăng sự trao đổi chất, tạo ra cảm giác no và làm giảm "hormone đói" ghrelin. Phô mai tươi nguyên chất béo cũng chứa axit linoleic liên hợp (CLA), có thể giúp giảm cân.
Bữa sáng cân bằng với phô mai tươi bao gồm: 1 chén phô mai tươi, dùng chung với dâu và hạt lanh xay nhỏ hoặc các loại hạt nghiền nhỏ sẽ khiến món ăn thêm bổ dưỡng.
7. Chuối
Không chỉ giàu chất xơ, mà có ít calo, chuối là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các loại bún, phở nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ để làm thỏa mãn cảm giác thèm ăn, bởi trong một trái chuối lớn chứa khoảng 100kcal, nhưng có tới 4-5g chất xơ, chiếm khoảng 15% lượng xơ cơ thể cần nên làm chậm cảm giác đói bụng và khiến no lâu hơn giúp kiểm soát được lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, khi ăn chuối vào bữa sáng nó sẽ kích thích tiêu hoá và tăng tốc độ trao đổi chất. Ăn chuối sẽ làm cân bằng mức natri trong cơ thể giúp kiểm soát huyết áp cao.
8. Cà phê
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về cà phê xong thực sự đây là một thức uống lý tưởng để bắt đầu một ngày mới.
Hàm lượng caffeine cao trong cà phê sẽ giúp cải thiện tâm trạng, củng cố tinh thần và mang lại sự tỉnh táo. Chất caffeine được chứng minh có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo.
Chất caffeine cũng được chứng minh có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Trong một nghiên cứu, nếu đều đặn dùng 100mg caffeine mỗi ngày, con người sẽ đốt cháy 79-150 calo trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, cà phê rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ các tế bào thành mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gan, bệnh tiểu đường.