Đối đầu Mỹ - Iran: Cuộc chiến tranh tổng lực còn khủng khiếp hơn cả chiến tranh vùng Vịnh!

Trung Phạm |

Liệu một cuộc tấn công trực tiếp, được chuẩn bị trước của lực lượng ủy nhiệm Iran nhằm vào các binh lính Mỹ ở Iraq và Syria có kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh toàn diện với Iran?

Những lời đe dọa cứng rắn từ hai phía

Ngày 8/5 Iran tuyên bố sẽ rút khỏi một số điều khoản của thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) ký kết với 5 cường quốc khác nhằm phản ứng trước việc Mỹ gia tăng áp đặt các lệnh trừng phạt và sức ép quân sự.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người vốn vẫn được coi là theo trường phái ôn hòa cho biết, nước này sẽ tiếp tục làm giàu uranium bên trong biên giới của mình, đồng thời cảnh báo Tehran có thể nối lại hoạt động làm giàu uranium cấp độ vũ khí trong vòng 60 ngày.

Tuyên bố trên của Iran có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của JCPOA vì Anh đã lên tiếng nói rõ rằng động thái này mang lại những "hậu quả" khó lường, tức sẽ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Iran. Khi đó, chiến tranh rất có thể xảy ra.

Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm thứ Hai đầu tuần đã đưa ra lời đe dọa thẳng thừng với Mỹ, rằng Washington sẽ phải trả giá và Iran không còn lựa chọn nào khác là phải đứng lên để chống lại "quỷ dữ, bạo tàn và những kẻ không có đức tin".

Ông Khamenei không chỉ đề cập đến việc Iran sẽ hủy bỏ tham gia một số điều khoản của thỏa thuận hạt nhân mà còn nhấn mạnh tới các công tác chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào các phương tiện của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là trên Vịnh Péc-xích.

Mossad, cơ quan tình báo Israel được cho là đã cung cấp thông tin cho Mỹ biết, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đang chuẩn bị tấn công các tàu chiến hải quân cũng như các căn cứ của Mỹ trong khu vực.

Cảnh báo của Mossad được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump và giới truyền thông loan tin Mỹ đang triển khai thêm nhiều tàu chiến, máy bay và phương tiện quân sự tới Trung Đông.

Đối đầu Mỹ - Iran: Cuộc chiến tranh tổng lực còn khủng khiếp hơn cả chiến tranh vùng Vịnh! - Ảnh 2.

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln trên biển Địa Trung Hải ngày 27/4/2019. Ảnh: US Navy

Quân đội Mỹ gần đây đã triển khai thêm các nhóm tác chiến tàu sân bay, tiêm kích tàng hình F-35, máy bay ném bom chiến lược B-52 tới khu vực trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo có chuyến thăm bất ngờ tới Baghdad để chuyển thông điệp cảnh báo tới chính phủ Iraq.

Ngày 7/5, Phát ngôn viên của Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ Bill Urban cho biết "đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran đang làm công tác chuẩn bị phục vụ mục đích tấn công các lực lượng Mỹ trong khu vực".

Mỹ đã cảnh báo Iraq, bất cứ một cuộc tấn công nào vào các lực lượng Mỹ, dù cho đó có là cuộc tấn công trực diện của IRGC hay một nhóm vũ trang ủy nhiệm nào đó thì cũng đều bị Chính quyền Donald Trump coi là lời tuyên chiến.

Tổ chức vũ trang Hashd al-Shaabi dòng Shiite do Iran hậu thuẫn dường như không bị tác động bởi lời cảnh báo của Mỹ và vẫn tuyên bố cứng rắn rằng hành động quân sự của Mỹ ở Iraq sẽ dẫn tới một chiến dịch huy động quân tổng lực.

Mỹ sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh toàn diện với Iran?

Trong khi đó, đang xuất hiện những dấu hiệu cho thấy rất có khả năng xảy ra một sự leo thang mới: Lực lượng Shia ủng hộ Iran hoạt động ở vùng phía Tây Iraq tiến hành các cuộc tấn công khiêu khích. Mỹ sẽ đối phó với kịch bản này như thế nào?

Liệu một cuộc tấn công trực tiếp, được chuẩn bị trước của quân ủy nhiệm Iran nhằm vào các binh lính Mỹ ở Iraq và Syria có kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh toàn diện với Iran?

Đối đầu Mỹ - Iran: Cuộc chiến tranh tổng lực còn khủng khiếp hơn cả chiến tranh vùng Vịnh! - Ảnh 3.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tham dự một buổi duyệt binh quân sự ở Tehran ngày 18/42019

Nếu điều tồi tệ này xảy ra, thì đó chắc chắn sẽ là một cuộc chiến tranh rất lớn, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột đầy bạo lực, tốn kém hơn cả hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh mà Mỹ tham gia trước đây.

Với dân số khoảng 80 triệu người, Iran đang sở hữu một lực lượng quân sự quy mô lớn (ước tính khoảng 550.000 quân thường trực), một kho tên lửa, cả đạn đạo và hành trình, tấn công mặt đất với độ chính xác ngày càng cao cùng với lực lượng hải quân tinh nhuệ trang bị các tàu ngầm rất khó đánh chặn.

Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng về mặt địa lý cũng như tầm với quân sự của Iran kéo dài từ Tehran, qua Baghdad, sang Damascus và tới Beirut: Một hành lang chiến lược có tầm quan trọng chiến lược cao và tất cả đều dẫn tới Địa Trung Hải.

Vòng cung chiến lược này chính là tham vọng mà lãnh đạo Iran đã khao khát xây dựng từ hàng thập kỷ nay và bây giờ họ làm được điều đó.

Mới chỉ cuối tuần trước, lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Dải Gaza - Islamic Jihad cùng với phong trào vũ trang Hamas đã phóng hơn 600 quả rocket sang lãnh thổ Israel buộc quân đội Israel phải dồn tổng lực đối phó dù vẫn đang bận mải với các chiến dịch ở Syria và Iraq.

Các máy Sukhoi SU-22 nâng cấp mới của Iran sẽ được trang bị tên lửa hành trình tầm bắn 1.500 km

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại