Mỹ khiêu khích, ráo riết kiếm cớ tấn công - Quyết định của Iran khiến cả TG lo sợ?

DK |

Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố rằng sẽ mất ít nhất một năm, có lẽ là hai năm, để Iran chế tạo vũ khí có thể sử dụng được.

Bao nhiêu lâu sau khi rút hoàn toàn khỏi thỏa thuận hạt nhân thì Iran sẽ sở hữu vũ khí?

Ngày 8/5, Iran ra tuyên bố "Rút một phần" khỏi Thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 dưới áp lực quân sự và trừng phạt kinh tế của Mỹ.

Vào thời điểm này, câu hỏi là nếu Iran rút hoàn toàn khỏi thỏa thuận thì trong vòng bao nhiêu lâu trái bom nguyên tử đầu tiên sẽ được nước này kích hoạt để đáp trả áp lực quân sự?

Theo David Albright, nhà vật lý học điều hành Viện khoa học và an ninh quốc tế ở Washington, DC:

"Một kho lưu trữ bí mật của Iran bị các đặc vụ Israel thu giữ hồi đầu năm 2018 cho thấy chương trình hạt nhân của Tehran phát triển hơn nhiều so với điều mà các cơ quan tình báo phương Tây và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đã nghĩ.

Kết luận đó cho thấy rằng việc Iran rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 thì họ có khả năng chế tạo một quả bom nguyên tử một cách nhanh chóng, có lẽ chỉ trong vài tháng.

Mỹ khiêu khích, ráo riết kiếm cớ tấn công - Quyết định của Iran khiến cả TG lo sợ? - Ảnh 2.

Máy ly tâm của Iran.

Trước khi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được đàm phán bởi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif, việc này sẽ chỉ mất hai tháng.

Nhưng theo thỏa thuận, Iran buộc phải chuyển khoảng 97% nhiên liệu hạt nhân ra khỏi nước này và tháo dỡ hầu hết các máy ly tâm.

Iran vẫn sẽ cần tái sản xuất Uranium cấp vũ khí. Nếu họ khởi động lại các máy ly tâm, nó có thể có đủ cho một quả bom trong khoảng 7 đến 12 tháng.".

Tuy nhiên ông Albright nói thêm rằng ngược lại Iran đã có những khả năng tiên tiến hơn để hoàn thiện vũ khí hạt nhân, trái ngược với khả năng sản xuất nhiên liệu cấp vũ khí.

"Kho lưu trữ tràn ngập những thứ mới về chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Không thể tin được là họ có chừng đó dữ liệu."

Một lần nữa Albright khẳng định kết luận quan trọng của ông từ việc nghiên cứu các tài liệu là người Iran "còn đi xa hơn cái mà các cơ quan tình báo phương Tây nhận ra".

Các tài liệu dài hơn 100.000 trang, miêu tả từ giai đoạn 1999 đến 2003, một thập kỷ trước khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân bắt đầu.

"Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố rằng sẽ mất ít nhất một năm, có lẽ là hai năm, để Iran chế tạo vũ khí có thể sử dụng được. Thông tin trong kho lưu trữ cho thấy rõ ràng họ có thể thực hiện nhanh hơn rất nhiều", Albright nói tiếp.

Ông nói thêm rằng chính phủ Pháp, lúc đó nói rằng Iran có thể sản xuất vũ khí trong ba tháng, gần hơn nhiều trong ước tính của ông.

"Vấn đề nghiêm trọng là chương trình vẫn tồn tại, và có khả năng một số phần của chúng vẫn đang hoạt động đến ngày hôm nay.

Câu hỏi về việc tất cả các thiết bị và vật liệu này hiện đang ở đâu là việc rất cấp bách.".

Mỹ khiêu khích, ráo riết kiếm cớ tấn công - Quyết định của Iran khiến cả TG lo sợ? - Ảnh 4.

Các tên lửa của Iran đủ khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và tầm tấn công vươn tới các vị trí của lực lượng Hoa Kỳ tại Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu và Nam Á.

Rút một phần, Iran vẫn "chừa lại" một giải pháp ngoại giao cho ông Trump?

Việc Iran đình chỉ một phần của thỏa thuận hạt nhân dường như là một phản ứng đối với các chính sách "ngoại giao tàu sân bay" của Mỹ, vốn được nhấn mạnh bởi thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đang hướng tới vùng Vịnh.

Tờ Fars News dẫn nguồn tin chính thức của Iran: "Cộng hòa Hồi giáo Iran đã quyết định để thi hành quyết định cụ thể để phản ứng lại".

Động thái đình chỉ một phần của thỏa thuận hạt nhân, mặc dù không rút khỏi nó đã được quyết định và đã được cảnh báo trước bởi các quan chức châu Âu.

Những nhà ngoại giao nói trên đã thúc giục các quan chức Iran tránh bị ông Trump khiêu khích và vượt qua giới hạn khiến phương Tây đồng loạt chống lại Tehran.

Đây được coi là bước đi khôn ngoan của Iran để có một biện pháp đáp trả lại khiêu khích từ phía Mỹ, các diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng này sẽ rất phức tạp, tùy thuộc vào động thái của giới lãnh đạo Hoa Kỳ.

Nếu biện pháp "đáp trả" của Hoa Kỳ là không thể chấp nhận được với Iran (ví dụ tấn công các nhóm vũ trang ủy nhiệm ở Lebanon-Syria-Iraq) thì việc nước này rút hoàn toàn khỏi thỏa thuận hạt nhân và kích hoạt quả bom thử nghiệm đầu tiên sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Sự kiện này, nếu xảy ra sẽ chứng kiến một sự thay đổi cán cân quyền lực mới trong khu vực và trên toàn cầu. Liệu ông Trump có khơi mào một vòng đàm phán mới như đã xảy ra với Lãnh đạo Triều Tiên trong tương lai hay không? "Tất cả đã được đặt ở trên bàn".

Năm 2006, dưới áp lực quân sự và cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên đã kích hoạt quả bom nguyên tử thử nghiệm đầu tiên.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại