DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga?

Đức Trí |

Tên lửa hạt nhân DF-26 của Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và đã đi vào trực chiến. Sức công phá của DF-26 được nước này giới thiệu thậm chí còn gấp 2 lần siêu tên lửa Avangard của Nga.

Là tên lửa đạn đạo chống hạm di động thứ hai do Trung Quốc sản xuất, tên lửa DF-26 (Đông Phong – 26) có tầm phóng tối đa hơn 5.000 – 6.000 km và có thể mang đầu đạn 1.500 kg hoặc ba đầu đạn hạt nhân để có độ chính xác cao, tên lửa dài 16,8 m, đường kính 1,4 m.

DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga? - Ảnh 1.

Tên lửa hạt nhân DF-26 của Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và đã đi vào trực chiến. Nguồn: Sina.

Tên lửa được trang bị trên xe phóng di động, tác dụng răn đe thực tế của tên lửa này không yếu hơn tên lửa DF-17, thậm chí có phần vượt trội do tên lửa DF-16 có khả năng cơ động mạnh, hơn nữa, đây là loại tên lửa sử dụng hoàn toàn nhiên liệu rắn, trước khi phóng không cần phải thêm thuốc dẫn, đồng thời có hệ thống niêm phong bảo quản nhiên liệu đặc biệt, cải thiện đáng kể chu kỳ lưu trữ của tên lửa.

Hệ thống lưu trữ nhiên liệu của DF-16 được bố trí trên xe phóng cơ động trên mọi địa hình, thường có thể được giấu trong các đường hầm dưới lòng đất và hang núi.

Sau khi nhận được mệnh lệnh tấn công, có thể ngay lập tức cơ động đến địa điểm phóng và tiến hành phóng bất cứ lúc nào. Sau khi tấn công xong cũng có thể nhanh chóng rút lui, do vậy khả năng sinh tồn lớn.

DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga? - Ảnh 2.

Phạm vi tấn công của DF-26 bao trùm cả đảo Guam và căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Nguồn: Sina.

Một điểm mạnh nữa của loại tên lửa này đó là phạm vi tấn công đặc biệt lớn. Phạm vi tấn công của DF-26 bao trùm cả đảo Guam và căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu tàu mặt nước nào, bao gồm cả tàu sân bay với độ chính xác cao, thậm chí còn cao hơn cả tên lửa hạt nhân thuần túy.

Theo nhận định của National Interest, DF-26 không chỉ nhắm tới Guam mà còn đe dọa các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz và Ford của Mỹ.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, DF-26 là thế hệ tên lửa tầm trung-tầm xa mới của Trung Quốc.

DF-26 được nghiên cứu, phát triển và sản xuất độc lập tại Trung Quốc, có thể tấn công nhanh bằng hạt nhân hoặc tấn công chính xác bằng các đầu đạn thông thường ở tầm trung và xa.

Ngoài ra, DF-26 có thể dùng để phát động tấn công chính xác đối với các mục tiêu quan trọng trên đất liền và đối với tàu cỡ vừa và cỡ lớn trên biển.

Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng đối với tên lửa DF-26, giúp gia tăng mức độ ứng dụng và cải thiện tính tích hợp và tính “thông tin hóa”.

DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga? - Ảnh 4.

Đầu đạn của DF-26 không chỉ được trang bị radar dẫn đường mà còn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay. Nguồn: Sina.

Sai số xác xuất vòng tròn của tên lửa hạt nhân này khoảng vài trăm mét, cự ly này không ảnh hưởng đến hiệu quả sát thương của tên lửa.

Đối với đầu đạn thông thường, để đạt được lực phá hủy lý tưởng, sai số xác xuất vòng tròn phải được kiểm soát ở mức vài mét, nếu không có độ chính xác cao, thì tên lửa đó không có khả năng răn đe.

Đầu đạn của DF-26 không chỉ được trang bị radar dẫn đường mà còn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay. Tốc độ tấn công của giai đoạn cuối lên đến Mach 18, tải trọng đầu đạn là 2.000 kg, bất kể đó là hệ thống đánh chặn của Đức hay của Mỹ đều không thể làm gì được tên lửa này.

DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga? - Ảnh 5.

Sức công phá của DF-16 thậm chí gấp đôi siêu tên lửa Avangard của Nga? Nguồn: Sina.

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, chỉ cần 1 tên lửa DF-26 với đầu đạn thông thường đã có thể tiêu diệt tàu sân bay trọng tải 100.000 tấn trở lên.

Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân, sức công phá của tên lửa này tương đương với 4 megaton (4 triệu tấn TNT) đủ để hủy diệt hoàn toàn bất cứ mục tiêu nào.

Nếu con số nêu trên là đúng, thì sức công phá của DF-16 thậm chí gấp đôi siêu tên lửa gắn trên thiết bị bay vượt siêu thanh (HGV) Avangard của Nga.

Đầu đạn hạt nhân của Avangard có sức công phá khoảng 2 megaton, trong khi đó quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2 chỉ tương đương 15 kiloton (15.000 tấn TNT).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại