Quốc gia nào sẽ tham chiến?
Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Nga, ông Constantin Sivkov, trong trận chiến tổng lực của thế kỷ XXI sẽ có sự tham gia của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Thậm chí có vài phương án đụng độ vũ trang xảy ra giữa các quốc gia này và không loại trừ khả năng bên thua sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, chỉ 3 nước trong số này đang sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng theo phỏng đoán, Nhật Bản cũng nắm giữ trong tay loại vũ khí này.
Theo chuyên gia Nga, các trận chiến có thể xảy ra giữa Hải quân Nga và Mỹ trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giữa Hải quân Nga và Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc chống lại Hải quân Mỹ và Nhật Bản, cũng như Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc chống lại các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản.
Chuyên gia Sivkov giả định rằng trận chiến tổng lực có thể là kết quả của một cuộc xung đột với việc sử dụng vũ khí thông thường, nhưng nó sẽ biến thành cuộc xung đột hạt nhân-tên lửa. Và bên thua cuộc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.
"Bởi vậy, cần ngay lập tức thừa nhận rằng trận chiến tổng lực quy mô này, trong bói cảnh hiện nay là điều khó có thể xảy ra", ông Sivkov nêu rõ.
Trong số những quốc gia nêu trên, chỉ có 3 nước đang nằm trong câu lại bộ hạt nhân: Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nhưng vào cuối tháng trước, hãng thống tấn Sohu của Trung Quốc đã phỏng đoán rằng Nhật Bản cũng có thể là cường quốc hạt nhân.
Các phóng viên Trung Quốc kêu gọi những quốc gia hàng xóm của Nhật Bản, bao gồm cả Nga, cần phải cảnh giác. Như tác giả của bài viết này căn cứ vào những nguồn tin của mình cho biết, dưới chiêu bài phát triển các nhà máy điện nguyên tử dân sự Tokyo đã có thể làm giàu nhiên liệu hạt nhân, mà đủ để chế tạo 6 nghìn quả bom.
Trong bài viết lưu ý rằng Mỹ đã kiềm chế sự phát triển của đất nước này vài thập niên, nhưng Nhật Bản đã tận dụng sự trợ giúp của đồng minh phương Tây, trở thành cường quốc kinh tế và bây giờ muốn đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế.
Các phóng viên Sohu cho rằng Tokyo thậm chí còn sẵn sàng thách thức 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Tàu chiến Hải quân Nga kiên quyết cản đường tàu khu trục Mỹ.
Theo ý kiến của các phóng viên Trung Quốc, điều này được chứng minh bằng sự phát triển đương đại của Nhật Bản: Họ bắt đầu nghiên cứu chế tạo các tàu đổ bộ mang trực thăng loại "Izumo" và đã xây dựng các nhà máy điện nguyên tử hiện đại.
Mặc dù quốc gia này không sản xuất vũ khí hạt nhân, hiện giờ đây là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về ứng dụng công nghệ hạt nhân. Chính vì thế, tác giả không loại trừ việc nếu nổ ra các chiến sự, Tokyo có thể nhanh chóng chế tạo vũ khí hạt nhân nhờ các vật liệu hiện có.
Kịch bảnnào cho cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Mỹ?
Đồng thời, Nga cũng lưu ý rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ liên kết để chống lại họ như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm 23/11 trong cuộc gặp với người đồng nghiệp phía Nhật Bản, Toshimitsu Motegi, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Nagoya (Nhật Bản).
Trọng tâm rõ nét của mối quan hệ quân sự giữa Washington và Tokyo nhằm chiếm ưu thế trước Nga trong lĩnh vực này là không phù hợp với các mục tiêu từng tuyên bố của Mỹ. Ông Lavrov khẳng định rằng sẽ đưa ra vấn đề này trong khuôn khổ chuyến viếng thăm tới Moscow vào tháng 12 của Motegi.
Vũ khí hạt nhân có thể được các bên sử dụng.
"Trong mối quan hệ với Nhật Bản, Mỹ không ngần ngại công khai khẳng định rằng mối đe doạ chính đối với họ là Nga và Trung Quốc, còn tất cả những liên minh quân sự của họ với Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc sẽ được định hướng theo những mối đe doạ và thách thức này", người đứng đầu ngành ngoại giao Nga kết luận.
Bộ trưởng Nga lưu ý rằng điều này khác với những khẳng định của người Nhật về định hướng của liên minh chính trị-quân sự giữa họ với Mỹ là không nhằm mục đích chống lại Nga.
Ngoài ra, ông Lavrov cho biết sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước về giải trừ tên lửa tầm trung và ngắn, Lầu Năm Góc sẽ triển khai vũ khí của mình tại châu Á.
"Mặc dù các đồng nghiệp phía Nhật Bản và Hàn Quốc nói rằng người Mỹ không có ý định như thế và họ không nhận được các yêu cầu tương tự, nhưng Washington công khai nói thẳng. Bởi vậy, chúng ta cần phải căn cứ vào những thứ bằng chứng hiện có", lãnh đạo cơ quan ngoại giao của Nga nói.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông phương Tây không ít lần đưa ra những phương án của cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Nga. Trang điện tử Myśl Polska của Ba Lan hồi giữa tháng 11 đã đăng tải bài viết, mà trong đó đã mô tả hai kịch bản của cuộc xung đột này.
Trong phương án thứ nhất, các bên sẽ tấn công lẫn nhau bằng tất cả những vũ khí hiện có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Tác giả của bài viết gọi phương này là "quá rủi ro".
Kịch bản thứ hai có vài giai đoạn. Theo đó, Nga sẽ bị gây thiệt hại đáng kể về kinh tế nhằm mục đích thay đổi chính quyền trong nước. Chính phương án này, theo ý kiến của tác giả, đang được thực hiện trong những năm gần đây.
Cùng với đó, tác giả nhấn mạnh rằng tổng thống Nga Vladimir Putin trong "những tình huống vô cùng khó khăn đã đi vài nước cờ cao tay" để kế hoạch này không thể triển khai.
Cụ thể, trong bài viết này mô tả, người đứng đầu nhà nước Nga đã không để cho chính quyền thân phương Tây giành thắng lợi tại Kiev và triển khai chính sách một cách thành công tại Trung Đông.