Giá trị dinh dưỡng của măng
- Chất xơ: Măng là một trong những thực phẩm dễ chế biến, được nhiều người ưa thích, nhiều chất xơ, cứ 100 gam măng tươi có chứa khoảng 4 gam chất xơ.
Do hàm lượng chất xơ cao nên thực phẩm này có thể thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giảm sự tiếp xúc giữa các chất độc hại và thành ruột, đồng thời có thể tránh táo bón.
Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm lượng calo thấp, chứa nhiều kali và vitamin B, nên có tác dụng giảm sưng tấy, làm đẹp da và giữ dáng.
- Tyrosine: Đây là nguồn gốc tạo ra vị ngọt của măng, có lợi cho quá trình trao đổi chất, điều hòa hormone và thúc đẩy sự bài tiết “dopamine” trong não, có thể cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi, chống căng thẳng.
- Vitamin và khoáng chất: Măng chứa vitamin C, E và các khoáng chất magie, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác, có thể giúp duy trì các chức năng của cơ thể.
Cách chế biến măng giúp giảm bớt độc tố
Mặc dù măng có những tác dụng nhất định cho cơ thể, nhưng nếu không chế biến đúng cách sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.
Hoàng Thục Mẫn (Huang Shumin) - chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nam Đầu thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, nguyên nhân là do phần đầu măng chứa “axit xyanic”. Một khi xảy ra ngộ độc axit xyanic sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền hô hấp của cơ thể, gây khó thở, co thắt, hôn mê và các triệu chứng khác.
Chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Thục Mẫn (Huang Shumin) nhấn mạnh, tốt nhất măng phải được nấu chín trước khi ăn, khi chế biến loại thực phẩm này không được nóng vội, cần có đủ thời gian để nấu. Dưới đây là một số bước chế biến măng giúp giảm bớt độc tố.
Bước 1: Rửa sạch măng
Bước 2: Trước khi chế biến măng thành các món ăn yêu thích, bạn cần luộc măng với nước lạnh
Bước 3: Sau khi nồi măng luộc sôi, vặn lửa nhỏ đun tiếp khoảng 20- 25 phút thì tắt bếp, đợi nhiệt độ nguội bớt một chút mới mở nắp.
(Nguồn: Edh)