Tướng Mỹ: Quên Iran đi, vũ khí và binh lính Mỹ đang ồ ạt triển khai đến Thái Bình Dương

Hoài Giang |

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn là tiêu đề chính trên phương tiện truyền thông Phương Tây, nhưng đối với Bộ quốc phòng Mỹ, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã trở thành "ưu tiên".

Ngày 12/1/2020, tờ Military.com xuất bản bài viết: US Adding Firepower and Outreach in Pacific to Counter China (tạm dịch: Mỹ tăng cường hỏa lực và tiếp cận Thái Bình Dương để đối đầu với Trung Quốc) của tác giả William Cole.

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng giữa MỹIran cũng như động thái di chuyển binh lực của Mỹ ở Thái Bình Dương, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Chiến lược tiếp cận Thái Bình Dương của Mỹ?

Theo Chuẩn đô đốc Ken Whitesell, chỉ huy phó của Hạm đội Thái Bình Dương trong hội nghị đối tác quân sự thường niên của Phòng thương mại Hawaii tuyên bố:

"Trong khi sự chú ý của (truyền thông) Mỹ được hiện đang "neo" vào Iran, Trung Quốc đang có một đội tàu đánh cá lớn được hộ tống bới các tàu hải cảnh, hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.

Trung Quốc đang cố gắng tận dụng lợi thế nhờ "chiến thuật vùng xám" này khiến việc vượt qua ngưỡng xung đột rất khó diễn ra".

Theo tờ News Corp Australia: "Indonesia đã triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến để 'đánh đuổi các tàu nước ngoài'".

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn là tiêu đề chính trên phương tiện truyền thông Phương Tây, nhưng đối với Bộ quốc phòng Mỹ, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã trở thành "ưu tiên" với áp lực của Trung Quốc và Nga.

Hôm 9/1, các chỉ huy quân sự của Mỹ đã làm dấy lên mối lo ngại về một viễn cảnh Trung Quốc đã "chiếm phần lớn Biển Đông" và mở rộng phạm vi hoạt động tới các hòn đảo từng là nơi người Mỹ đổ máu trong Thế chiến 2 ở Châu Đại Dương.

Tướng Mỹ: Quên Iran đi, vũ khí và binh lính Mỹ đang ồ ạt triển khai đến Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Thiếu tướng John "Pete" Johnson, chỉ huy phó của Lực lượng Lục quân Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (USARPAC) tuyên bố:

"Trung Quốc đang hoạt động trên toàn khu vực này (bao gồm các quốc đảo Thái Bình Dương ) theo một cách đáng lo ngại và họ đang tạo ra những "lỗ hổng tiềm ẩn" với bạn bè và đồng minh của chúng ta ở đó.

Một số trong những quốc gia này có các hiệp ước liên kết với Hoa Kỳ mà người Mỹ cần phải "bình phương" (nâng cấp) lên. Cách mà chúng tôi hướng đến đó là bằng cách ở đó (hiện diện quân sự trong các hòn đảo) và thể hiện ý nghĩa (của hành động này) là tự do và cởi mở".

Mỹ đã thực hiện cách tiếp cận để chống lại những gì mà họ coi là "sự xâm nhập độc hại của Trung Quốc nhằm thay thế các giá trị của Mỹ".

Các chỉ huy Mỹ ở Hawaii đã đưa ra "các bước tiến hành để cải thiện tình hình an ninh" khi đối mặt với không chỉ "những thách thức" từ Trung Quốc, mà còn từ Nga và Triều Tiên.

Tướng Johnson cho biết một trong những phương án quan trọng là thông qua triển khai kế hoạch "Con đường Thái Bình Dương" để đưa các binh lính Mỹ và các quốc gia đối tác tham gia huấn luyện chung trong vòng 5 tháng.

Việc triển khai sẽ bao gồm các đối tác của Mỹ là Đông Timor, Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, Fiji, Palau và Yap "sẽ cho phép chúng tôi tạo ra một mức độ hiện diện mà chúng tôi sẽ tìm thấy thực sự, thực sự có giá trị", ông Johnson nói tiếp.

Tướng Mỹ: Quên Iran đi, vũ khí và binh lính Mỹ đang ồ ạt triển khai đến Thái Bình Dương - Ảnh 3.

Tàu chiến trong cuộc tập trận RIMPAC.

Lực lượng Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Trung tướng Michael Minihan, phó chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM), cho biết Châu Đại Dương "là vùng đất cao" của khu vực.

"Điều đó đã xảy ra vào những năm 1940 (trong Thế chiến thứ 2) và hiện tại. Việc kiểm soát Châu Đại Dương sẽ quyết định liệu bạn có thể "diễu võ dương oai" ở Biển Đông hay không".

Tướng Whitesell cho biết có tới 60% sức mạnh Hải quân Mỹ đang hiện diện tại Thái Bình Dương và những công nghệ quân sự mới nhất cũng đã đến khu vực như máy bay tàng hình F-35 Lightning II.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã có những chiếc F-35B STOVL (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) đóng tại Nhật Bản. Cụm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng sẽ sớm được triển triển khai từ Bờ Tây nước Mỹ.

Tướng Whitesell cho biết Hải quân có hai Tàu chiến đấu duyên hải (LCS) ở Singapore, đang đàm phán cho để chuyển tới đó chiếc thứ ba và cũng đang tìm cách để triển khai một ​​tuần dương hoặc khu trục hạm ở đó.

Thiếu tướng Không quân Brian Killough, Phó Tư lệnh Các lực lượng không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết các đồng minh và đối tác (Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia) cũng đang bổ sung máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35.

"Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Eielson ở Alaska sẽ nhận được những chiếc F-35 đầu tiên trong vòng ba tháng tới. Đến năm 2025, sẽ có hơn 240 chiếc F-35 trong khu vực này và 70% số đó thuộc sở hữu của các đồng minh".

Trong cuộc tập trận Rim of the Pacific (RIMPAC) của Mỹ ở Hawaii, Sea Hunter, một tàu chiến robot dài 132 feet đã trở thành con tàu không người lái đầu tiên thành công trong việc tự di chuyển từ San Diego đến Trân Châu Cảng (hải cảng trên đảo O'ahu) và trở về.

Sea Hunter là tàu không người lái lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại