Hệ bạch huyết là một hệ thống phức tạp bao gồm lá lách, tuyến ức, các hạch bạch huyết, và các "tàu thuyền" di chuyển dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Những hệ thống này có thể chậm chạp, tắc nghẽn hoặc hoạt động không đúng nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt, tiếp xúc với chất độc quá mức, không tập thể dục đầy đủ hoặc sau một thời gian dài bị bệnh nghiêm trọng.
Hệ bạch huyết có vai trò chính là bảo vệ cơ thể chống lại những mối đe dọa bên ngoài như nhiễm trùng, vi khuẩn, tế bào ung thư.
(Ảnh minh họa)
Khi hệ bạch huyết quá tải, có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi mãn tính
- Sưng các hạch bạch huyết (như họng, nách hay hang)
- Đau cơ
- Đau khớp
- Đau họng và cảm lạnh thường xuyên
-Nhiễm trùng
- Viêm khớp
- Thậm chí là hình thành cả tế bào ung thư
TS Mỹ Josh Axe nhấn mạnh, để làm sạch hệ bạch huyết, duy trì chức năng hệ bạch huyết, tốt nhất bạn nên thực hiện theo 5 cách dưới đây:
1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng là những yếu tố quan trọng để giảm stress, tăng cơ chế tự thải độc tự nhiên của cơ thể, tăng cường chức năng hệ bạch huyết.
Hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong khi máu lưu thông đến tất cả các bộ phận trong cơ thể thông qua các mạch máu, một số chất lỏng tự nhiên sẽ bị rò rỉ và thấm vào các mô.
(Ảnh minh họa)
Chất lỏng còn gọi là dịch bạch huyết chảy khắp nơi trong cơ thể sẽ dò tìm độc tố tới hạch bạch huyết, độc tố sẽ từ hạch bạch huyết bị thấm vào máu, chuyển tới phổi, da, gan, thận và đào thải thải ra ngoài cơ thể.
Để giữ cho hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết hoạt động tốt nhất, điều quan trọng là bạn phải nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa.
2. Ăn nhiều thực phẩm kháng viêm
Ts Axe khuyến cáo, để giữ cho hệ bạch huyết luôn khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên thực hiện chế độ ăn nhiều dinh dưỡng, ít hóa chất thâm nhập vào cơ thể.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế các thực phẩm gây ức chế hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch như các chất gây dị ứng có trong các sản phẩm từ sữa, gluten, đậu nành, động vật có vỏ; các thực phẩm chứa hoát chất độc hại như dầu thực vật tinh chế, thực phẩm chế biến…
Các thực phẩm chống viêm cũng cung cấp các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cần thiết để làm giảm sự tổn thương các gốc tự do (còn gọi là stress oxy hóa), gây giảm tuổi thọ và giảm khả năng miễn dịch.
(Ảnh minh họa)
Một số thực phẩm giàu chất chống oxy TS Axe khuyên dùng gồm:
Các loại rau lá xanh
Các loại bông cải (súp lơ xanh, trắng, cải bắp)
Quả mọng
Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi và hải sản hoang dã
Các loại hạt
Dầu thô chưa tinh chế như dầu oliu và dầu dừa
Thảo mộc và các loại gia vị
3. Tập thể dục
Hệ bạch huyết hoạt động tốt nhất khi cơ thể bạn hoạt động, giúp các chất dinh dưỡng lưu thông và tiếp cận tế bào hiệu quả nhất. Đó là lý do vì sao lười vận động khiến cơ thể cảm thấy đau, cứng người và dễ mắc bệnh.
Bất kỳ môn thể dục nào như đi bộ, yoga đều có lợi cho hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết.
Đi bộ nhanh 30 phút từ 5 - 6 ngày mỗi tuần, hoặc nhảy tại chỗ 5-6 phút để cho phép chất lỏng trong và ngoài hệ thống bạch huyết di chuyển tối ưu.
4. Mát xa bạch huyết.
Liệu pháp mát xa có thể giúp khai thông hệ thống bạch huyết hoạt động trôi chảy. Những loại trị liệu mát xa xoa bóp các khu vực xung quanh các hạch bạch huyết và các mạch khác nằm bên dưới da có thể giúp đỡ cải thiện tình hình.
(Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu đã phát hiện, massage có lợi cho việc giảm đau, kích hoạt hệ bạch huyết hoạt đọng và giúp đẩy các dịch dư thừa từ bên trong mô ra ngoài.
5. Dùng liệu pháp tinh dầu kích thích dòng chảy hạch bạch huyết
Một số loại thảo mộc hữu ích cho hệ bạch huyết của bạn. Bạn có thể sử dụng ở dạng tinh dầu gồm tinh dầu chanh, dầu cây bách hay dầy trầm hương.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm sạch hệ bạch huyết bằng cách uống trà từ các loại thảo mộc rau mùi, hoa cúc.
*Theo DrAxe