"Tiền mất tật mang" vì không biết những "kiêng kỵ" khi ăn cá

Trần Quỳnh |

Muốn ăn cá một cách bổ dưỡng và an toàn, ai cũng nên nằm lòng những điều kiêng kỵ dưới đây!

Nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cá được biết tới như món ăn phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình.

Nhưng ít ai biết rằng, loại thực phẩm tưởng như "đại bổ" ấy lại không thể tùy tiện sử dụng.

1. Ăn cá khi đang đói: Cảnh giác trước nguy cơ mắc bệnh gout

Trong đời sống hiện đại, nhiều người phải đối mặt với tình trạng thừa cân, cùng với đó là không ít các căn bệnh bắt nguồn từ béo phì. Bởi vậy, giảm béo đã trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết.

Để hạn chế tối đa nguy cơ thừa cân, nhiều người chỉ ăn "vã" thức ăn và bỏ cơm. Tuy nhiên, cá không phải là món ăn dành cho phương pháp giảm cân phổ biến này.

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 1.

Ăn cá khi bụng rộng đồng nghĩa với việc bạn đang tự "khuyến mại" thêm cho mình nguy cơ mắc bệnh gout. (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân gây bệnh gout là do purine chuyển hóa thành axit uric – một loại axit làm tổn thương các mô. Trong khi đó, hầu hết các loại cá đều có hàm lượng purine tương đối cao.

Bởi vậy, nếu ăn cá khi bụng rỗng, cơ thể sẽ hấp thu nhiều purine, nhưng lại không đủ lượng đường để trung hòa chúng.

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa hàm lượng axit và bazo trong cơ thể, làm tăng đáng kể nguy cơ gây bệnh gout.

Đối với những người đã mắc gout, thói quen ăn cá khi bụng rỗng sẽ càng làm cho bệnh tình trở nặng và tiến triển theo hướng tiêu cực.

2. Ăn cá sống: Dễ được "khuyến mại" ký sinh trùng

Sở hữu hương vị tươi ngon, cá sống đã trở thành món ăn khó cưỡng với nhiều người. Vậy nhưng, ăn cá không được nấu chín lại kéo theo cơ số những bệnh gây nguy hiểm cho gan như sán lá gan, thậm chí dẫn tới ung thư gan.

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 2.

Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng sán lá gan là một loại bệnh ký sinh trùng, được lây truyền từ vật chủ là tôm, cá, ốc nước ngọt… (Ảnh: nguồn internet).

Khi ăn sống những loại thủy hải sản này, tỷ lệ mắc sán lá gan đối với người dùng là cực kỳ cao.

Bên cạnh những triệu chứng thường gặp như đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng gan… sán lá gan còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.

3. Ăn cá ngay sau khi mổ: Chẳng khác gì ăn kèm chất độc

Hầu hết chúng ta đều cho rằng ăn cá ngay sau khi mổ mới giữ được độ tươi ngon và bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng. Kỳ thực, đây là điều hoàn toàn sai lầm!

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 3.

Trong cơ thể của cá, bất kể là cá nuôi hay cá sông, đều có chứa một hàm lượng độc tố nhất định. (Ảnh minh họa).

Ngay sau khi cá chết, lượng độc tố trong cơ thể chưa hoàn toàn bị triệt tiêu, nhiều loại kí sinh trùng và vi trùng vẫn lưu lại trên cơ thể của chúng.

Bởi vậy, nếu chế biến và thưởng thức cá ngay sau khi vừa giết mổ, cơ thể của chúng ta sẽ phải tiếp nhận cơ số những độc tố và vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Chưa dừng lại ở đó, khi vừa chết, các loại protein trong cá còn chưa kịp phân giải. Điều này khiến cho hàm lượng dinh dưỡng từ cá bị thiếu, mùi vị cũng vì vậy mà không được thơm ngon.

4. Ăn mật cá: Cẩn thận "tiền mất tật mang"

Là một trong những vị thuốc Đông Y, từ lâu mật cá vẫn thường được dùng để chữa bệnh. Nhiều người cũng cho rằng, ăn mật cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mặt, khỏi ho.

Bởi vậy, nhiều người vẫn luôn tận dụng mật cá như một món ăn để tẩm bổ, ngay cả khi nó có vị rất đắng và khó nuốt. Thực chất, đây chính là hành động "chữa lợn lành thành lợn què"!

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 4.

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng: mật cá có chứa độc tính cực mạnh. (Tranh minh họa).

Loại độc tố này ngay cả khi gặp nhiệt, cồn cũng sẽ không bị phân giải. Bởi vậy, dù có đem chế biến bằng cách nào đi chăng nữa, mật cá vẫn luôn giữ nguyên độc tính của nó.

Đó là chưa kể tới việc độc tố trong mật cá phát tác rất nhanh, khiến cho nguy cơ tử vong là rất lớn.

Người trúng độc nhẹ thường có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Người bị nặng sẽ xuất hiện triệu chứng gan sưng, da vàng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, vùng gan, thận bị sưng đau, thậm chí dẫn tới tử vong.

5. Cá là món ăn tùy người, kiêng tùy loại

Cá là loại thực phẩm lành tính, ngon miệng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng có thể ăn một cách tùy tiện.

Khi thưởng thức mỗi loại cá khác nhau, bạn cần phải nắm rõ những điều "kiêng kỵ" dưới đây để tránh những nguy hại cho sức khỏe:

1. Cá trích: Đây là loại cá có vị ngọt, tính bình, không độc, giúp bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, có lợi cho tim mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu. Tuy nhiên, cá trích không thích hợp với mạch môn, sa sâm, rau cải.

2. Cá hố: Loại cá này có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc.

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 5.

Cá hố giúp bổ tỳ, lợi khí, tốt cho dạ dày, dưỡng gan, nhuận da, bổ huyết, thích hợp cho những người hư nhược lâu ngày. (Ảnh: nguồn internet).

Cá hố không thích hợp rán, chiên với mỡ dê, mỡ bò, cũng đặc biệt kiêng kị với những người dễ bị dị ứng, có bệnh sởi, mắc bệnh ngoài da và hen suyễn.

3. Cá trắm cỏ: Là loại cá giúp kích thích ăn uống, tốt cho dạ dày, tay chân…cá trắm cỏ rất phù hợp với những người gầy yếu, chán ăn và những người bị bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn loại cá này để tránh bị mệt mỏi, phù thũng.

4. Cá chim: Đây là loại cá có vị ngọt, nhạt, tính bình, giúp lợi khí, dưỡng huyết, bổ thận, cố tinh, tốt cho những người bị xương khớp, người tiêu hóa kém, thiếu máu, đau mỏi tay chân.

Tiền mất tật mang vì không biết những kiêng kỵ khi ăn cá - Ảnh 6.

Tuy nhiên, cá chim hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp với những người mắc bệnh ngoài da. (Ảnh: nguồn internet).

Bên cạnh đó, trứng cá chim có chứa độc tố, không thích hợp để ăn. Loại cá này cũng không nên chế biển theo kiểu rán hoặc chiên bằng mỡ dê, mỡ bò.

5. Cá mè: Đây là loại cá giúp bổ khí, ấm dạ dày, mịn da, tốt cho các đối tượng có thể chất suy nhược, da khô, cũng có thể dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

Vậy nhưng, cá mè đặc biệt không thích hợp với những người bị cảm mạo, nóng sốt, loét miệng, táo bón hay người mắc các bệnh ngoài da như nấm, mề đay…

6. Cá chép: Nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và hương vị thơm ngon, cá chép giúp người ăn giảm cholesterol, chống xơ cứng động mạch, đặc biệt phù hợp với người mắc bệnh tim hoặc bị chứng phù thũng.

Tuy nhiên, loại cá này lại đặc biệt kiêng kỵ với những đối tượng có u ác tính, mụn nhọt, hen suyễn, quai bị…

Cá chép cũng không thích hợp ăn với đậu xanh, khoai sọ, mỡ dê, mỡ bò, gan lợn, thịt gà, kinh giới, cam thảo, bí đỏ, thịt chó và dưa muối.

*Theo NTDTV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại