Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất?

Bảo Lam |

May thay là kế hoạch tấn công tàu sân bay Mỹ của Liên Xô đã không diễn ra nhưng nó cũng giúp chúng ta hình dung được Thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu như thế nào.

Vì sao Liên Xô lại sợ tàu sân bay Mỹ?

Trong tình huống xấu nhất nếu Thế chiến thứ 3 nổ ra, Moscow được cho là sẽ ra lệnh cho các tàu chiến của mình triển khai chiến dịch săn lùng hạm đội tàu sân bay Mỹ bằng mọi giá.

Kế hoạch này được đưa ra một phần vì các hạm đội tàu sân bay của Washington có khả năng tác chiến vượt xa tầm kiểm soát của Liên Xô và nó sẽ là mối đe dọa lớn khi xung đột leo thang.

Moscow đã tính toán, để thực hiện được mục tiêu hạ gục các tàu sân bay Mỹ ngay trong giai đoạn đầu cuộc chiến, họ sẽ cho phép các tướng lĩnh thực hiện mọi chiến dịch quân sự cần thiết nhằm loại bỏ mối đe dọa, kể cả việc sử dụng siêu vũ khí như bom hạt nhân, ngư lôi hạt nhân, tên lửa chống hạm màn đầu đạn hạt nhân...

May mắn cho nhân loại là viễn cảnh trên đã không diễn ra sau khi Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990, cùng với đó là kế hoạch tấn công tàu sân bay Mỹ bằng vũ khí hạt nhân của Moscow cũng bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng để chuẩn bị cho kế hoạch trên Quân đội Liên Xô đã sử dụng gần như mọi nguồn lực của mình cho cuộc chiến tranh tổng lực với Mỹ.

Trong giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Hải quân và Không quân Liên Xô gần như được trang bị các loại vũ khí chống hạm mạnh nhất có khả năng triển khai trên mọi loại tàu chiến từ tuần dương hạm cho đến tàu ngầm, đến cả máy bay ném bom cũng được trang bị tên lửa chống hạm.

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 1.

Để đối phó với tàu sân bay Mỹ, hải quân Liên Xô đầu tư khá nhiều vào các loại vũ khí chống hạm có thể được triển khai nhiều phương tiện từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm cho đến cả máy bay ném bom. Ảnh: ucoz.ru.

Các loại vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ và bảo đảm một thắng lợi tuyệt đối của Moscow ở chiến trường châu Âu.

Ở chiều hướng ngược lại, Hải quân Mỹ có hạm đội tàu sân bay lớn và mạnh trong biên chế. Vào năm 1984, Washington sở hữu khoảng 13 tàu sân bay – một vài chiếc sử dụng động cơ đẩy thông thường, số còn lại đều sử dụng động cơ đẩy hạt nhân. Và mỗi tàu sân bay như trên có thể mang theo đến 85 máy bay chiến đấu các loại.

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 2.

USS Midway (CV-41) một trong ba tàu sân bay lớp Midway của Hải quân Mỹ, có khả năng mang theo từ 65-70 máy bay chiến đấu các loại. Ảnh: Pinterest.

Vào năm 1984, trong thành phần phi đội trên một tàu sân bay Mỹ có các loại máy bay chiến đấu như tiêm kích đánh chặn F-14 "Tomcat", tiêm kích đa năng F/A-18 "Hornet", máy bay cường kích A-6 "Intruder", máy bay tấn công A-7 "Corcar cùng các máy bay hỗ trợ.

Với một hạm đội tàu chiến chất đầy máy bay như trên những lo lắng của Liên Xô là hoàn toàn có cơ sở. Bởi Moscow lo ngại chỉ một vài chiếc tàu sân bay Mỹ lọt vào biển Na Uy, từ đó chúng có thể triển khai cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ không quân và hải quân Liên Xô.

Ngoài ra, các tàu sân bay của Mỹ có thể thực hiện các cuộc không kích nhằm mục đích tiêu diệt các cơ sở ở khu vực tây bắc của Liên Xô, bằng cách đó hạn chế khả năng của các lực lượng vũ trang Liên Xô kiểm soát khu vực Bắc Đại Tây dương và xung quanh.

Chúng cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược trên biển Barentzevo. Các tàu ngầm mang tên lửa được triển khai gần các bờ biển của Liên Xô thực hiện nhiệm vụ phòng thủ và tấn công răn đe hạt nhân, đứng trước nguy cơ bị đeo bám và tiêu diệt.

Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất, theo quan điểm của Moscow, là vũ khí hạt nhân được bố trí trên các tàu sân bay của Mỹ. Việc sở hữu một hoặc hai tàu sân bay nguyên tử liên tục di chuyển cơ động của kẻ địch sát bờ biển của Liên Xô, mà mỗi chiếc trong số đó có thể mang tới 10 oanh tạc cơ với các quả bom hạt nhân, là vấn đề nghiêm trọng đối với chính quyền Liên Xô.

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 4.

Nhiệm vụ chống tàu sân bay không chỉ thuộc về Hải quân Liên Xô mà còn là của Không quân. Ảnh: Sputnik.

Các biên đội tàu sân bay tấn công của Mỹ đúng là căn cứ khiến các lực lượng không quân và hạm đội hải quân Liên Xô phải lo lắng, và nhiệm vụ của hai quân chủng này là ngăn chặn bước tiến của những biên đội nói trên.

Để làm được điều này, Liên Xô dự định sử dụng các tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và các máy bay ném bom tầm xa, và có thể cả vũ khí hạt nhân. Liên Xô, bằng những hành động cương quyết, muốn nhanh chóng vô hiệu hóa các tàu sân bay của Mỹ và bằng cách này, đẩy mối đe dọa ra xa khỏi đất nước của mình.

Ngoài ra việc tiêu diệt các biên đội này phần nhiều sẽ hỗ trợ cho hạm đội tàu ngầm Liên Xô triển khai chiến dịch bao vây Tây Âu.

Kế hoạch điên rồ của Moscow

Tầm quan trọng của cuộc chiến chống tàu sân bay Mỹ đã dẫn tới việc hạm đội tàu chiến của hải quân Liên Xô được nhận các vũ khí đáng sợ, bao gồm các chiến hạm mang tên lửa và chiến hạm tấn công hạng nặng (battlecruiser).

Trong đó đáng gờm nhất là ba tuần dương hạm mang tên lửa lớp "Slava" (chiều dài 186,4m, tải trọng 12 nghìn tấn, vận tốc tối đa 12 hải lý) là lực lượng đáng gờm để đánh chặn các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.

Mỗi chiếc chiến hạm mạng tên lửa được trang bị các tên lửa chống hạm P-500 "Bazalt". Tốc độ của những tên lửa, mà kích thước tương đương chiếc máy bay cỡ vừa, với hành trình bay tới mục tiêu có thể đạt Mach 2,5 và chúng có thể được trang bị đầu đạn công phá 1000kg hoặc đầu đạt hạt nhân 350 kiloton.

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 5.

Bộ đôi tuần dương hạm Slava và Kirov sở hữu sức mạnh tuyệt đối của Hải quân Liên Xô. Ảnh: Reddit.

Bán kính tác chiến của quả tên lửa này lên tới 550km. Xác suất sai lệch nằm trong biên độ từ 30m đến 700m. Mức độ chính xác này làm cho khả năng quả tên lửa mang đầu đạn bình thường bắn trúng chiếc tàu với chiều dài 300m là đáng nghi ngại, bởi vậy, có thể phỏng đoán rằng ngay từ đầu "Bazalt" đã được trang bị các đầu đạn hạt nhân.

Thêm một loại tàu chiến mặt nước nữa có khả năng tấn công các tàu sân bay của Mỹ, đó là các tàu tuần dương hạng nặng lớp "Kirov". Đây là những tàu chiến mặt nước lớn nhất, nếu không tính cả các tàu sân bay, được chế tạo sau Thế chiến thứ Hai. Chiều dài của chúng là 250m, chúng có thiết bị năng lượng nguyên tử, còn tải trọng đầy đủ của chúng là 28 nghìn tấn.

Các chiến hạm hạng nặng lớp "Kirov" mang theo 20 quả tên lửa P-700 "Granit". Chúng giống với các tên lửa "Bazalt", tuy nhiên lại có bán kính hoạt động lớn hơn (625km), cũng như kích cỡ đầu đạn công phá nhỏ hơn (750kg). Bên cạnh đó, chúng cũng được gắn cả đầu đạn hạt nhân công phá mạnh hơn (tối đa 500kiloton).

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 6.

Tên lửa hành trình chống hạm P-500 "Bazalt" được phóng đi từ một tuần dương hạm Slava. Ảnh: rusvesna.su.

So với các chiến hạm lớp "Slava", những chiến hạm hạng nặng lớp "Kirov" có các tổ hợp phòng không mạnh, với khả năng bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công của phi đội máy bay tàu sân bay.

Những nỗ lực của Liên Xô nhằm chống lại các tàu sân bay còn bao gồm cả việc sử dụng những tàu ngầm. Có 14 chiếc tàu ngầm lớp "Oscar" với các tên lửa hành trình điều khiển được chế tạo cho Hạm đội hải quân Liên Xô. Tải trọng của những gã khổng lồ này là 14 nghìn tấn, có nghĩa vượt cả các tàu chiến mang tên lửa lớp "Slava".

Ngoài ra, chúng còn là các tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực chạy bằng hạt nhân. Còn vũ khí của mỗi chiếc bao gồm 24 tên lửa chống hạm P-700. Các tàu ngầm lớp "Oscar" đủ để biên chế cho các hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương của Liên Xô biến chúng trở thành mối đe dọa đối với những tàu sân bay của Mỹ cả trên Đại Tây Dương lẫn Thái Bình Dương.

Ngoài ra, các lực lượng không quân của Liên Xô sở hữu số lượng lớn những máy bay ném bom và tuần tra, với chức năng phát hiện và tiêu diệt các biên đội tàu sân bay tấn công.

120 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M "Backfire" và 240 máy bay ném bom Tu-16 "Badger" mang theo các tên lửa АS-2, АS-5 và АS-6, còn 35 máy bay ném bom Tu-22 "Blinder" được trang bị bom rơi tự do, như vậy chúng có khả năng triển khai tấn công quy mô nhằm vào các biên đội tàu sân bay tấn công của Mỹ.

Thả bom hạt nhân đánh chìm TSB Mỹ: Liên Xô định mở màn Thế chiến 3 theo cách tệ hại nhất? - Ảnh 7.

Máy bay ném bom mang theo tên lửa chống hạm của Liên Xô luôn là cơn ác mộng của thủy thủ trên tàu chiến Mỹ trong những lần hai bên chạm mặt nhau trên biển. Ảnh: rusvesna.su.

Tất cả 3 quân chủng vũ trang của Liên Xô – hạm đội tàu chiến mặt nước, hạm đội tàu ngầm và không quân hải quân – có khả năng triển khai công tác tìm kiếm thường xuyên các biên đội tàu sân bay tấn công của địch và tiêu diệt chúng ngay khi có thể.

Cuộc tấn công bất ngờ với việc sử dụng các tên lửa hành trình chống hạm gắn đầu đạn hạt nhân có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ.

Khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể tiến hành một vài cuộc tấn công không điều phối từ nhiều hướng, khiến các khả năng phòng thủ của đối phương suy yếu và làm giảm đi dự trữ đạn dược, còn sau đó bắt đầu mở cuộc tấn công ồ ạt cuối cùng.

Theo quan điểm của Mỹ, mối đe dọa của một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa là đủ để nghiên cứu hệ thống vũ trang đặc biệt, bao gồm hệ thống phòng thủ chống tên lửa Aegis Combat System, mà trong đó bao gồm radar SPY-1, cũng như các tên lửa đất đối không SM-2, và kết quả là đã có được hệ thống phòng vệ mạnh của hạm đội.

Thêm một biện pháp nhằm chống lại các máy bay ném bom của Liên Xô là thành lập phi đội tiêm kích phòng không F-14 "Tomcat". Trên các máy bay này người Mỹ trang bị những radar AWG-9, 6 tên lửa AIM-54 "Phoenix" với bán kính hoạt động vượt 160km.

Cuối cùng, việc tiêu diệt các tàu sân bay của Mỹ có thể dẫn tới việc triển khai một cuộc tấn công trên bộ quy mô tại Tây Âu, nơi mà theo ý kiến của nhiều tướng lĩnh Liên Xô khi đó, khả năng giành được chiến thắng của Moscow tối đa chỉ là 50%.

Xem tuần dương hạm của Nga phóng toàn bộ kho tên lửa mang theo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại