3 thủy thủ Mỹ tự sát trong vòng 1 tuần: Câu chuyện bí ẩn trên tàu sân bay USS George HW Bush

DK |

Các thủy thủ Mỹ thường tin vào các câu chuyện liên quan tới việc linh hồn của những người đã thiệt mạng "một lúc nào đó" sẽ trở lại trú ẩn trong các tàu sân bay.

Những vụ tự sát chưa được làm sáng tỏ

Hôm 23/9 hãng Reuters đưa tin 3 thủy thủ của tàu sân bay USS George HW Bush (CVN-77) đã tự sát vào tuần trước trong các "sự cố riêng biệt". 

Tàu sân bay USS George HW Bush hiện đang cập cảng tại Nhà máy đóng tàu hải quân Norfolk ở Virginia.

Đại úy, Sean Bailey, Sĩ quan chỉ huy của tàu sân bay đã xác thực thông tin nói trên trong một bài viết trên trang Facebook của con tàu cùng ngày:

"Với một tâm trạng nặng trĩu, tôi xác nhận sự mất mát của 3 thủy thủ vào tuần trước trong các sự cố riêng biệt, nhưng đều được xác định rằng do tự sát. Trái tim tôi tan vỡ".

3 thủy thủ Mỹ tự sát trong vòng 1 tuần: Câu chuyện bí ẩn trên tàu sân bay USS George HW Bush - Ảnh 1.

USS George HW Bush tại nhà máy đóng tàu Norfolk ngày 21/2/2019.

Theo Navy Times, những cái chết không xảy ra trên tàu sân bay do nó đang ở trong xưởng đóng tàu để sửa chữa và thủy thủ đoàn đang ở trên đất liền. Các thành viên thủy thủ đoàn tự sát vào tuần trước đã làm tăng số người tự sát trong hai năm qua lên  con số 5 người.

Trong thông điệp của mình, Đại úy Bailey kêu thủy thủ đoàn của tàu sân bay đưa ra những gợi ý để sớm chấm dứt "chuỗi tự sát":

"Chúng tôi cần cánh tay của mọi người, để đưa ra các đề xuất và ý tưởng về cách chúng ta cùng nhau để ngăn chặn những vụ tự sát khác.

Tôi muốn nhắc lại rằng sẽ không bao giờ có bất kỳ sự kỳ thị hay phản đối nào khi (bạn) tìm kiếm sự giúp đỡ".

3 thủy thủ Mỹ tự sát trong vòng 1 tuần: Câu chuyện bí ẩn trên tàu sân bay USS George HW Bush - Ảnh 2.

Máy bay trinh sát và cảnh báo sớm E-2C Hawkeyes,hạ cánh trên đường băng của tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77) vào ngày 13/9/2018.

Những đồn đoán về câu chuyện bí ẩn

USS George HW Bush (CVN-77) là tàu sân bay thứ 10 và cũng là chiếc cuối cùng của lớp Nimitz trước khi người Mỹ muốn phát triển một lớp tàu sân bay mới thay thế (lớp Ford) với đại diện đầu tiên là USS Gerald R. Ford (CVN-78).

Được đặt tên theo Tổng thống thứ 41 Hoa Kỳ George HW Bush (Bush cha), tàu sân bay đã được bàn giao cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2009 với chi phí sản xuất 6,2 tỷ USD.

Tàu sân bay được trang bị hai động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thủy thủ đoàn vào khoảng 6.000 người và có thể mang theo 90 máy bay cánh cố định và cánh quạt.

Cảng nhà của USS George HW Bush là Nhà máy đóng tàu hải quân Norfolk, Virginia.

Cho tới nay USS George HW Bush là tàu sân bay mới nhất tham gia các hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí hiện đại của Mỹ (tàu sân bay USS Gerald R. Ford hiện đang gặp một số sự cố và "chưa thực sự" được đưa vào trang bị trong Hải quân Hoa Kỳ) như các nguyên mẫu máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 (V-22 Osprey) hay nguyên mẫu máy bay không người lái X-47B.

USS George HW Bush đã tham gia một loạt các hoạt động quân sự của Mỹ nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông.

Các máy bay F/A-18 Hornet và F/A-18F Super Hornet xuất kích từ USS George HW Bush tại Địa Trung Hải đã tham gia các chiến dịch ném bom IS trong lãnh thổ Syria và Iraq năm 2014 và 2017.

3 thủy thủ Mỹ tự sát trong vòng 1 tuần: Câu chuyện bí ẩn trên tàu sân bay USS George HW Bush - Ảnh 4.

Cựu Tổng thống Bush đứng trước tàu sân bay mang tên mình USS George HW Bush tại xưởng đóng tàu của Northrop-Grumman ở Newport, Virginia ngày 7/10/2006.

Từ tháng 2/2019, USS George HW Bush đã trở về cảng nhà Norfolk để thực hiện DPIA (bảo trì trên cạn) dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 28 tháng. Như vậy là cho tới năm 2021, USS George HW Bush mới có thể trở lại phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ.

Các vụ tự sát liên tục của thủy thủ đoàn trong năm 2018-2019 không phải là sự cố liên quan tới sinh mạng con người đầu tiên liên quan tới USS George HW Bush.

Vào ngày 17/9/2018, thủy thủ và là học viên không quân Joseph Min Naglak đã thiệt mạng do va chạm với cánh quạt của máy bay trinh sát và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye sau khi hướng dẫn máy bay di chuyển lên đường băng của tàu sân bay.

Các thủy thủ Mỹ thường tin vào các câu chuyện liên quan tới linh hồn của binh lính và thủy thủ đã thiệt mạng trong tai nạn hoặc hoạt động quân sự (và ngay cả các linh hồn của những người đã từng phục vụ trên các tàu chiến) "một lúc nào đó" sẽ trở lại các con tàu như một nơi trú ẩn.

Trước USS George HW Bush, thủy thủ Mỹ đã liệt kê hàng loạt tàu sân bay có thể bị "ma ám" như USS Hornet (CV-8) thuộc lớp Yorktown, USS Yorktown (CV-10) và USS Lexington (CV-16) cùng thuộc lớp Essex.

F/A-18F của phi đoàn cường kích 213 "Sư tử đen" cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush trong một phi vụ không kích nhóm khủng bố IS năm 2017.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại