Tăng Type 59 và Type 69 của Trung Quốc từng bị T-72 Nga "hủy diệt" như thế nào?

Bảo Lam |

Tăng Type 59 và Type 69 chỉ có thể chiến đấu cân sức với những cỗ máy tương tự của Iraq nhưng khi T-72 xuất hiện thì các khí tài của Trung Quốc không còn bất cứ cơ hội nào.

Đây là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất và đồng thời cũng là vô nghĩa nhất kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Nó đã cướp đi mạng sống của gần 700 nghìn người.

Vũ khí hóa học và các tên lửa tác chiến - chiến thuật đã được sử dụng rất nhiều trong cuộc chiến này.

Ở đó, trong những trận đánh, mà đôi khi diễn ra trong thời gian rất ngắn, hàng chục nghìn binh lính đã hi sinh. Đó chính là cuộc xung đột Iran - Iraq nổ ra vào tháng 9/1980 và chấm dứt vào tháng 8/1988.

Trong cuộc chiến tranh này, nhiều quốc gia đã can dự: Brazil, Nam Phi, Pháp, Nam Tư, các nước khối Xô Viết đứng đầu là Liên Xô.

Israel và Mỹ không hề ngại ngùng khi bán vũ khí cho kẻ thù hiểm ác nhất của mình là Iran. Một số nước như Trung Quốc không ngần ngại công khai cung cấp khí tài chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.

Lấy ví dụ, các xe tăng Type 59 và Type 69 của Trung Quốc xuất hiện cả ở Iran lẫn Iraq. Bagdad đã tiếp nhận 700 cỗ máy Type 59 và gần 1000 chiếc Type 69. Tehran tiếp nhận 500 và 250 chiếc tương ứng.

Tăng Type 59 và Type 69 của Trung Quốc từng bị T-72 Nga hủy diệt như thế nào? - Ảnh 1.

Xe tăng T-72 của Quân đội Iraq. Ảnh: QĐ Mỹ

Như những người từng tham gia vào cuộc chiến này bên phía Iran chia sẻ, các xe tăng của Trung Quốc thua xa những chiếc tăng Chieftain về sự hoàn thiện của các ống ngắm và sức mạnh hỏa lực.

Những cỗ máy sao chép các xe tăng của Liên Xô thường hư hỏng, tuy nhiên chúng rất đơn giản về cấu trúc và dễ vận hành cũng như bảo dưỡng và sửa chữa.

Hơn nữa, phụ tùng có thể dễ dàng tìm kiếm bằng cách tháo chúng từ khí tài bị bắn hạ của địch, mà không chỉ do Trung Quốc, mà do cả Liên Xô và Đông Âu sản xuất.

Công tác đào tạo các tổ lái những xe tăng này của Iran rất kém, bất chấp chúng được trang bị những hệ thống ổn định, nhưng họ không thể vừa đi vừa bắn, và để ngắm và khai hỏa, họ phải dừng lại. Điều tương tự cũng xảy ra với các lính xe tăng của Iraq.

Type 59 và Type 69 chỉ có thể chiến đấu cân sức với những cỗ máy tương tự của Iraq, cũng như với các xe tăng T-55 và T-62.

Nhưng khi T-72 xuất hiện trên chiến trường, thì đương nhiên, các khí tài của Trung Quốc không còn bất cứ cơ hội nào. Thêm vào đó, T-72 còn do các tổ lái được huấn luyện khá tốt điều khiển. Cơ động ở khoảng cách xa, T-172 đã hủy diệt hàng chục cỗ máy Type 59 và Type 69 của phía Iran.

Bởi vậy, khi chiếm được một chiếc T-72 còn hoạt động trên chiến trường được coi là sự may mắn rất lớn.

Ngay sau khi kết thúc cuộc xung đột vũ trang, Iran đã quyết định mua gần 1.000 chiếc T-72S. Tuy nhiên, vì những bất đồng về chính trị, họ mới chỉ tiếp nhận khoảng một nửa số lượng đã thỏa thuận.

Xe tăng T-72 phối hợp tác chiến cùng BMP-1 trong tập trận Vostok-2018

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại