Tập thể dục nhiều có thực sự giảm mỡ máu? Bác sĩ nói thật: Làm nhiều 3 việc này có hiệu quả hơn cả đi bộ

Phương Thùy |

Không phải đi bộ, đây mới là “thần dược tự nhiên” giúp hạ mỡ máu đối với người trung niên và người lớn tuổi để bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh mỡ máu là gì?‏

‏Tăng lipid máu, một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, thường dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, việc hạ lipid máu đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của nhiều người. ‏

‏Trong đó, tập thể dục là cách được nhiều người áp dụng để giảm lipid máu. Tập thể dục mang đến nhiều lợi ích với sức khỏe tim mạch như ổn định huyết áp, kiểm soát nhịp tim và giảm mức cholesterol máu.‏

Tập thể dục nhiều có thực sự giảm mỡ máu? Bác sĩ nói thật: Làm nhiều 3 việc này có hiệu quả hơn cả đi bộ - Ảnh 1.

‏Cụ thể, tập thể dục có tác động nhiều nhất đến cholesterol trong cơ thể bằng cách tăng mức HDL và giảm chất béo trung tính (triglyceride). HDL cholesterol hoạt động như một "biệt đội dọn dẹp", giúp loại bỏ cholesterol "xấu" LDL ra khỏi thành mạch máu, đưa về gan để lọc bỏ.‏

‏Một đánh giá dựa trên kết quả của 35 nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa - Archives of Internal Medicine, những người tập thể dục trong 40 phút/ngày, 3-4 lần/tuần có mức tăng cholesterol HDL từ 2 đến 3 điểm chỉ trong vòng 8 tuần. Bài viết cũng nhấn mạnh, chỉ cần tăng thêm 10 phút tập thể dục, mức HDL có thể được cải thiện.‏

‏Những bài tập đem tới hiệu quả tương đối rõ rệt là những bài tập giúp đốt cháy nhiều năng lượng, có thể kể đến như: chạy bộ, đi bộ nhanh (ít nhất 4km mỗi giờ), bơi lội hoặc các bài thể dục nhịp điệu dưới nước, đạp xe, quần vợt, khiêu vũ… ‏

Tập thể dục nhiều có thực sự giảm mỡ máu? Bác sĩ nói thật: Làm nhiều 3 việc này có hiệu quả hơn cả đi bộ - Ảnh 2.

Thể dục thể thao giúp ổn định huyết áp, kiểm soát nhịp tim và giảm mức cholesterol. Ảnh minh họa: Internet

‏Đi bộ cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì đây như một bài tập cường độ thấp đơn giản, an toàn cho người lớn tuổi. Thói quen vẫn có thể giúp tiêu thụ chất béo dư thừa trong cơ thể và cải thiện lưu thông máu, từ đó làm giảm mức lipid trong máu. Tuy nhiên, đối với một số người, sự thay đổi này khá nhỏ, không đem tới lợi ích rõ ràng cho sức khỏe. ‏

‏Vì thế, tờ Sohu đã chỉ ra, so với việc đi bộ, bác sĩ khuyến nghị nên làm 3 việc này nhiều hơn để đạt hiệu quả tốt hơn. ‏

‏3 việc nên làm thường xuyên để giảm lipid máu‏

‏1. Ăn nhiều các loại hạt‏

‏Thực phẩm từ các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều… rất giàu axit béo không bão hòa. Những axit béo không bão hòa này có thể giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó đạt được mục đích hạ lipid máu. ‏

‏Ngoài ra, thực phẩm từ hạt còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại hạt có lượng calo cao và không nên tiêu thụ quá mức.‏

‏Tương tự như vậy, sản phẩm đậu nành rất giàu protein thực vật và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch. ‏

‏Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu nành rất giàu chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm hấp thu cholesterol. Do đó, tiêu thụ vừa phải các sản phẩm đậu nành có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm lipid máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.‏

‏2. Giảm cân‏

‏Nếu cân nặng không phù hợp, dù chỉ tăng nhẹ 1 kg cũng có thể làm tăng cholesterol. Vì vậy, những thay đổi dù nhỏ nhất cũng có thể giúp giảm mỡ máu và đem lại những lợi ích mà bạn không ngờ tới.‏

‏Kiểm soát cân nặng bằng cách hạn chế sử dụng đồ uống có đường, thực phẩm giàu năng lượng, nhiều calo, chất béo… ‏

‏Bên cạnh chế độ ăn uống, hãy cố gắng tạo nhiều hoạt động hơn như đi thang bộ thay vì thang máy, đi dạo, làm vườn sau khi ngày làm việc thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.‏

‏3. Ăn thực phẩm giàu chất xơ‏

‏Chất xơ có trong thực phẩm ngũ cốc như bánh mì, đậu, đậu lăng, trái cây và rau. Thức ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chống béo phì.‏

‏Trong đó, rong biển không chỉ rất giàu chất xơ hòa tan trong nước, mà còn chứa nhiều axit alginic có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, ức chế hấp thu lipid và thúc đẩy quá trình bài tiết lipid. ‏

Tập thể dục nhiều có thực sự giảm mỡ máu? Bác sĩ nói thật: Làm nhiều 3 việc này có hiệu quả hơn cả đi bộ - Ảnh 3.

‏Kazuo Miyashita - giáo sư tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản - tin rằng, thành phần fucoxanthin trong mầm tảo bẹ có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Do đó, chúng ta nên ăn 5 gram mầm tảo bẹ khô mỗi ngày. Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.‏

‏Lời kết‏

‏Ngoài việc ăn nhiều hơn 3 loại thực phẩm này, nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để giúp hạ lipid máu. 

‏Ví dụ, hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo và tránh ăn quá nhiều. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý và thái độ lạc quan trong cuộc sống cũng có thể giúp giảm lượng lipid trong máu.‏

‏Nên duy trì thói quen kiểm tra cơ thể thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn; làm việc, nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ tốt; tránh những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu. ‏

‏Cuối cùng, những người đã có dấu hiệu mỡ máu cao cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần tích cực thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của y bác sĩ, mọi người có thể kiểm soát hiệu quả sự phát triển của bệnh. ‏

‏*Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại