Cụ thể, đã có 4 đạn tên lửa LORA của Israel bị bắn hạ trong ngày 3 và 5-12 khi chúng tấn công vào các vị trí quân sự ở thành phố Al-Kiswa, gần Damascus.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, việc hệ thống phòng không của Syria có đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo sau nhiều năm bị nội chiến tàn phá có ý nghĩa quan trọng. Nó có sức mạnh răn đe đối với các hành động tấn công leo thang tiếp theo trong tương lai.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật LORA của Israel.
Tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1.
Israel công bố rất ít thông tin về tên lửa đạn đạo chiến thuật LORA. Dòng vũ khí tấn công uy lực này nặng 1,7 tấn; được trang bị đầu đạn nổ phá mạnh 570kg; tầm bắn khoảng 300km.
Nhờ hệ thống dẫn đường hỗn hợp định vị vệ tinh và tự dẫn chủ động bằng đầu do quang-truyền hình, sai số của LORA chỉ khoảng 10m. Các vụ tấn công hôm 3 và 5-12 là lần đầu tiên Israel sử dụng tên lửa đất đối đất để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Syria.
Sau khi thông tin tên lửa LORA bị tổ hợp Pantsir-S1 được công bố, giới chuyên gia quân sự đánh giá rất cao khả năng phòng thủ của tổ hợp vũ khí phòng không đánh chặn điểm này.
Tại Syria, Pantsir-S1 trước đó từng bắn hạ máy bay trinh sát F-4RE Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ khi vi phạm không phận Syria. Hiện tại, các tổ hợp Pantsir-S1 đang được triển khai bảo vệ các khu vực chiến lược của Syria.