"Vị thuốc" dân dã chữa tiểu đường hiệu quả không ngờ

Tuyết Anh (T.H) |

Mướp đắng là loại thực phẩm có dược tính vô cùng quý. Nó có tác dụng phòng ngừa và điều trị các loại bệnh thường gặp trong đó có tiểu đường.

Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae).

Tại sao mướp đắng lại có khả năng phòng và chữa bệnh tiểu đường?

Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu mụn nhọt, làm đẹp da,…an thần, giảm stress.

Đặc biệt các hoạt chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có khả năng ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Nhờ đó mà nó có tác dụng ngăn ngừa và ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Theo Diabetes.co.uk mướp đắng có chứa một lectin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn - tương tự như tác dụng của insulin trong não .

Lectin này được cho là một nhân tố chính đằng sau các tác dụng hạ đường huyết mà phát triển sau khi ăn mướp đắng.

Tháng 1/2011 trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology đã công bố 1 kết quả thử nghiệm lâm sàng trong 4 tuần cho thấy những người dùng 2.000 mg mướp đắng hàng ngày làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy mối liên hệ giữ mướp đắng và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Trong khi một báo cáo được công bố trên số ra tháng ba năm 2008 của Hóa học và Sinh học phát hiện ra rằng mướp đắng tăng sự hấp thu của tế bào của glucose và cải thiện dung nạp glucose.

Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học lâm sàng trong năm 2007 không cho thấy bất kỳ lợi ích của mướp đắng cho bệnh tiểu đường kiểm soát kém type 2.

Trong khi một xét nghiệm lâm sàng được công bố hai năm sau đó trong các tạp chí British Journal of Nutrition nói rằng nên có những nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường.

Bài thuốc dùng mướp đắng để chữa tiểu đường

Những người có chỉ số đường huyết cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay đã mắc bệnh đều có thể dùng những bài thuốc từ mướp đắng dưới đây để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Bài 1:

Dùng 1kg mướp đắng tươi, bổ đôi, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Sau đó cho bã mướp đắng vào 1 cái túi vải sạch, cho 500ml nước lọc vào để vắt lấy nước. sau đó đun sôi bằng lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.

Nước 2 bạn cho 300ml nước vào bã để lọc nước và đun sôi tương tự nước 1. Đến nước 3 cho 200ml nước vào bã vắt nước cuối rồi đổ chung 2 lần nước trước vào cùng đun sôi trong khoảng 15 phút.

Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng sẽ giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 khi chưa sử dụng thuốc tây để điều trị, kết hợp với sulfamid để điều trị có hiệu quả.

Nước ép mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường tuýp 2 mới mắc (khi chưa phải dùng thuốc tây y), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường tuýp 2 để tăng tác dụng (đồng thời giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh).

BS. Thanh Vân – Theo Thanhnien.com.vn

Bài 2:

- 100g mướp đắng

- 200g đậu ván trắng

- 150g nấm hương

Đậu ván trắng rửa sạch, cho vào nồi nấu chín sau đó cho nấm hương và mướp đắng vào nấu chín, cho gia vị vào vừa miệng ăn cùng với cơ hoặc có thể nấu thành cháo.

Món ăn bài thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường, kém ăn, thể trạng gầy yếu, người mắc chứng phân sống.

Đặc biệt với người tiểu đường món ăn này có thể dùng ăn thay cơm cũng được.

Bài 3:

- 100g mướp đắng

- 100g mộc nhĩ đen

- Thịt gà, nấm hương mỗi vị 150gà

Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi nhừ, nêm gia vị vừa đủ rồi ăn nóng. Dùng cho người mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường.

Bài 4:

- 150g mướp đắng

- Nấm hương, đậu phụ mỗi loại 200g

Mướp đắng, nấm hương đem hầm gần chín thì cho đậu phụ vào, nêm gia vị vừa ăn là được. Bài thuốc thích hợp với người bị rối loạn chuyển hóa đường, mỡ máu và bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể sử dụng thay cơm khi có chế độ ăn chay hay giảm béo.

Bài 5:

-100g mướp đắng

- 1 quả tim lợn

- 15g hoài sơn

- 150g nấm hương

- 10g thiên hoa phấn

Làm sạch các nguyên liệu trên rồi đem hầm cho mềm trên lửa nhỏ, nêm nếm gai vị rồi ăn nóng. Món ăn thích hợp cho người bệnh tiểu đường, phù thũng, ăn uống kém.

Lưu ý: Khi dùng mướp đắng không nên dùng chung với huyền sâm hay chế phẩm từ huyền sâm. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của mướp đắng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại