Trứng gà ngải cứu: Bệnh nào thì không được ăn?

Thái Phong (T.H) |

Trứng gà ngải cứu tuy là món ăn - bài thuốc bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng bởi món ăn này cũng có mặt trái gây hại sức khỏe.

Trứng gà ngải cứu là món ăn - vị thuốc được nhiều người ưa chuộng bởi món ăn này không những bổ dưỡng mà còn rất ngon.

Món ăn này được chế biến đơn giản, chỉ một chút rau ngải cứu rửa sạch, xắt nhỏ trộn chung với trứng gà và một chút gia vị rán lên hoặc lót lá chuối và nướng.

Ngải cứu vốn dĩ đã là một vị thuốc trong Đông y. Cây này còn gọi là ngải diệp, thuộc họ cúc, trước đây thường mọc hoang nhưng nay được trồng phổ biến như một loại rau ăn.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai cầm máu...

Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để trị bệnh giun, chữa đau bụng, điều hòa kinh nguyệt, băng bó sai khớp, bồi bổ cơ thể. Tinh dầu ngải cứu có tính kháng khuẩn cao.

Với những dược tính trên, ngải cứu vừa có thể coi là cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn bổ dưỡng.

Trứng gà cũng là một món ăn được liệt vào hàng bổ dưỡng, đồng thời cũng là vị thuốc quý.

Trứng gà vị mặn, tính lạnh, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, làm yên 5 tạng. Trứng gà thường được dùng để trị ho hen, kiết lỵ, động thai. Lòng trắng trứng gà có vị ngọt, tính ấm, bổ tâm, tì, vị, tác dụng dưỡng âm, trị mất ngủ do âm hư...

Trứng gà khi kết hợp với ngải cứu trở thành một món ăn - bài thuốc bổ dưỡng.

Tuy nhiên, không phải cứ thấy bổ dưỡng là có thể dùng ăn một cách vô độ. Bởi lẽ, cái gì lạm dụng quá cũng không tốt.

Hơn nữa, trong ngải cứu có chứa độc tính nếu dùng quá liều có thể làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Trứng gà nếu ăn thường xuyên ngày này qua ngày khác thì cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Và nhất là món ăn này tuy tốt cho hầu hết mọi người, nhưng vẫn có những bệnh cần phải kiêng không ăn. Những người này hoặc mang bệnh phải kiêng trứng, hoặc mang bệnh không ăn được ngải cứu.

Mỗi khi muốn dùng món ăn này để bồi bổ cơ thể, hãy thử xem mình có mắc những căn bệnh dưới đây không. Nếu có, bạn không nên ăn hoặc nên hạn chế ăn vì có thể món ăn này sẽ gây hại thêm cho tình trạng bệnh tật của bạn.

- Bệnh viêm gan:

Tinh dầu có trong ngải cứu tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng đồng thời chứa độc tính ở liều cao có thể dẫn tới ngộ độc, gây viêm gan cấp tính.

Nếu ăn nhiều trứng gà ngải cứu, độc tính có thể đi vào gan, gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính với những biểu hiện như vàng da, gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật...

Bởi chất độc của ngải cứu tác động trực tiếp vào gan, nên người đã mang sẵn bệnh viêm gan thì không nên dùng nếu không tình trạng bệnh sẽ càng thêm nghiêm trọng.

- Bệnh rối loạn đường ruột cấp tính:

Ngải cứu có tính lợi tiểu và nhuận tràng, vì thế người bị rối loạn đường ruột cấp tính không được ăn.

- Phụ nữ mang thai:

Trứng gà ngải cứu ở liều cao có thể gây ra máu, co bóp tử cung dẫn đến xảy thai cho phụ nữ mang thai 3 tháng đấu. Bởi vậy, phụ nữ mang thai cần tránh xa món ăn này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại