Sò huyết: Ai không nên ăn?

Phong |

Sò huyết được cho là món ăn bổ dưỡng và nhiều người yêu thích. Nhưng món ăn khoái khẩu này cũng chứa nhiều nguy cơ mà nếu ăn không đúng cách rất có hại cho sức khỏe.

Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.

Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.

Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.

Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng.

Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau

Mùa hè đến cũng là lúc bạn cùng gia đình có những chuyến du lịch đến các vùng biển và thưởng thức những món hải sản tại nơi đây.

Cách làm bột vỏ sò: Vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn.

Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh

Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: Thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: Thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: Uống bột vỏ sò 12 – 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Chữa đại tiện ra máu: Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: Uống bột vỏ sò ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa tụ máu, bầm tím: Ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

5 tác hại của trai, hến mà người ăn không hề biết 5 tác hại của trai, hến mà người ăn không hề biết

Trai là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam.

Lưu ý cần biết khi ăn sò huyết:

- Các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm. Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun... có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng... cho người ăn.

- Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.

- Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.

- Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.

- Do tất cả những nguy cơ đã nói ở trên, cần rất thận trọng khi cho trẻ ăn sò huyết vì nếu loại thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Cần đảm bảo rằng sò huyết đã được nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn. Và nếu chúng có quá dai khiến trẻ không ăn được thì đừng vội vàng bắt trẻ ăn mà hãy đợi chúng lớn hơn chút nữa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại