Vì vậy người dân cần được tuyên truyền để giảm nguy cơ ngộ độc từ những loại quả chứa độc tố này.
Quả hồng trâu
Mới đây trên địa bàn xóm Lũng Rạc, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng và huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã xảy 2 vụ ngộ độc do cùng ăn một loại quả rừng nghi có độc tố tự nhiên. Mặc dù gia đình đã kịp thời đưa các nạn nhân bị ngộ độc tới cơ sở y tế nhưng do độc tố mạnh, 5 người đã tử vong.
Theo các bác sĩ, người ăn phải quả này sau 6 giờ có các biểu hiện cấp tính như: đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, men gan tăng, rối loạn điện giải do mất nước… Hiện nay, Trung tâm phòng chống độc - Học viện Quân Y đang phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm độc tính trên cùi của quả và nhân hạt cây hồng trâu trên chuột, thỏ.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc solanin. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như: chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Theo nhiều nghiên cứu khoa học còn cảnh báo, ăn cà chua xanh sống càng có nguy cơ ngộ độc trầm trọng.
Hạt cam thảo dây
Cam thảo dây là loài cây thuộc họ đậu, có dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ - đen rất đẹp, dễ thu hút sự chú ý của trẻ con. Tuy vậy, những hạt này chứa chất abrin, loại độc tố rất mạnh. Vài hạt cam thảo dây đã có thể gây chết người.
Quả mã tiền
Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền là một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, song chúng cũng gây nên nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với người.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Quả cây thầu dầu
Người dân hay trồng cây thầu dầu để làm cảnh do quả của chúng có hình dáng đẹp. Nhưng hạt thầu dầu chứa ricin, một độc tố mạnh. Theo các nhà khoa học, lượng độc tố từ 5 - 6 hạt thầu dầu có thể khiến một trẻ em nhỏ tử vong, 9 - 10 hạt có thể làm chết một người lớn.
Khoai tây mọc mầm
Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamin, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Cây móc gai
Cây móc gai hay móc hùm (thuộc nhiều phân loài khác nhau như) có quả hơi giống quả dâu da đất. Ruột quả có một lớp cơm nhầy bao bọc trông khá hấp dẫn. Tuy vậy, đây là nơi chứa chất glycosid có thể gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Cà độc dược
Cà độc dược là một cây dại phân bố tại nhiều vùng, miền của Việt Nam. Trong Đông y, quả cà độc dược là một vị thuốc. Tuy vậy, do có độc tính cao, người dân chỉ sử dụng nó theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị ngộ độc cà độc dược, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.
Khánh Anh (Tổng hợp)
5 NGƯỜI NHẬP VIỆN DO ĂN QUẢ SỔ CHẤM TƯƠNG
Ông Nguyễn Công Huấn, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: Ở bản Nà Uy, xã Nậm Sỏ huyện Tân Uyên vừa xảy ra vụ ngộ độc khiến 5 người phải đến các cơ sở y tế chữa trị, trong đó 4 người ở Bệnh viện huyện Tân Uyên, 1 người ở Trạm y tế xã Nậm Sỏ, tuy nhiên nguyên nhân ngộ độc chưa thể kết luận là do quả sổ. Theo trì nh bà y củ a ngườ i nhà
cá c nạ n nhân, trước khi xảy ra ngộ độc, một nhóm người đã lấy quả sổ về chấm với một loại tương do bà con dân tộc Thái tự làm, rất có thể nguyên nhân ngộ độc do tương. Hiện Sở Y tế đang chỉ đạo cơ quan trực thuộc đến lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích tìm hiểu nguyên nhân.
Hiện toàn bộ những người phải đến các cơ sở y tế điều trị đã dần hồi phục sức khỏe và sẽ trở về nhà trong những ngày tới. Nguyên nhân vụ ngộ độc đang được cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu điều tra, làm rõ. Được biết, cây sổ là loại cây hay mọc ở ven suối, khe nước, vỏ thân cây có màu hơi đỏ, lá to, hoa sổ màu trắng, quả màu xanh, khi chín hơi vàng. Quả sổ được rất nhiều người vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc dùng để ăn sống chấm với muối hoặc nấu canh