Lương y Nguyễn Hữu Khai "mách" cách cấp cứu người đột quỵ

Thái Phong (T.H) |

Người mắc đột quỵ chỉ có cơ hội sống và thoát khỏi di chứng nặng nề của căn bệnh này nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Hãy xem bài thuốc của lương y Nguyễn Hữu Khai.

1. Thực trạng báo động về căn bệnh đột quỵ

Đột quỵ phần lớn là do tai biến mạch máu não. Đó là sự tổn thương của một phần não bộ do việc cung cấp máu lên phần não đó đột ngột bị ngưng trệ.

Nguyên nhân của căn bệnh đột quỵ có thể do tắc mạch máu não (hay còn gọi là nhồi máu) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não.

Nguyên nhân thứ 2 là do vỡ mạch làm chảy máu não khiến cho máu trong lòng mạch thoát ra ngoài tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.

Thông thường, bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, não không được cung cấp máu và oxy sẽ ngưng hoạt động.

Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết khiến cho người bệnh bị liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong.

Theo các nhà khoa học, đột quỵ là căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch.

Trong số những người bị đột quỵ may mắn sống sót, chỉ có 50% số bệnh nhân có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại phải chịu những di chứng vô cùng nặng nề mà căn bệnh này để lại.

Tại Việt Nam, đến nay con số các bệnh nhân bị đột quỵ lên đến 200.000 trường hợp (theo con số thống kê của ngành y tế). 20% trong số đó tử vong, 80% trường hợp còn lại sống chung với các di chứng nặng.

Một thực trạng rất đáng báo động là độ tuổi bị đột quỵ tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây độ tuổi có nguy cơ cao là nhóm tuổi 50 - 60 thì ngày nay, độ tuổi này đã lùi xuống chỉ còn từ 40 - 45 tuổi.

Những con số trên đây cho thấy một thực trạng rất đáng báo động về nguy cơ mà căn bệnh đột quỵ gây ra cho con người.

2. Bài thuốc xử lý người bị đột quỵ được lương y Nguyễn Hữu Khai chia sẻ

Khi gặp người bị đột quỵ, không phải ai cũng có kinh nghiệm cấp cứu đúng cách cho bệnh nhân. Nếu không được kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ bị cướp đi thời gian vàng để sống sót, hoặc chí ít sẽ bị những di chứng nặng nề về sức khỏe.

Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, nguyên TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long, căn bệnh đột quỵ thường hay xảy ra lúc nửa đêm khi người bệnh tỉnh giấc đi tiểu bị choáng ngã rồi đột quỵ

Trong trường hợp này, người bệnh cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu để sau 3 - 4 giờ sẽ rất khó hồi phục.

Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, trong tình huống này đương nhiên phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhưng nếu vì lý do nào đó như nhà quá xa cơ sở y tế thì có thể tiến hành cấp cứu tại nhà trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo cách như sau:

- Lấy ngay một nắm lá ngải tươi giã nhuyễn, cho nước đồng tiểu (nước tiểu của trẻ em) vào bóp đều rồi vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

- Cứ sau 2 - 3 giờ uống 1 lần, thường chỉ sau lần uống thứ 3 là bên chân tay bị liệt có thể cử động được. Sau đó vẫn cho uống tiếp ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối. Uống 5 - 7 ngày.

- Để an toàn cho người bệnh thì sau khi chân tay cử động được rồi vẫn nên đưa tới bệnh viện.

Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, mỗi nhà nên trồng một luống ngải cứu, ở thành phố có thể trồng trong chậu cảnh bởi ngải cứu rất cần để sử dụng trong nhiều tình huống cấp cứu cho sức khỏe.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại