Chức năng của thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Cân bằng về nước, đào thải độc tố, cân bằng độ PH, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp,…tất cả những chắc năng này được thể hiện qua việc bài tiết nước tiểu ra ngoài cơ thể của chúng ta.
Các chất không có lợi cho cơ thể như urê, acid uric và amoniac được thận đào thải ra ngoài.
Song song với việc đào thải độc tố thận còn làm nhiệm vụ tái hập thụ nước, glucose và các acxit amin vào bên trong cơ thể thông qua đường uống, thức ăn hàng ngày của bạn.
Đồng thời trong quá trình hoạt động của mình thận cũng sẽ sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin cho cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang “gặp nguy”
Chóng mặt
Hiện tượng chóng mặt khiến bạn liên tưởng đến việc mình có thể ngủ không đủ giấc gây ra. Tuy nhiên, khi dã nghỉ ngơi và ngủ thêm một khoảng thời gian nữa mà bạn vẫn cảm thấy không có biến chuyển, thậm chí còn kèm theo dấu hiệu nhức đầu.
Khi kiểm tra thì thấy chỉ số đường huyết tăng cao thì đó là dấu hiệu thận của bạn đang gặp nguy hiểm.
Giải pháp: Điều trị sớm những “trục trặc” ở thận mới có thể giải quyết được căn bệnh này.
Buôn nôn, nôn
Không chỉ có vấn đề về thực phẩm, dạ dày thì chúng ta mới có cảm giác buồn nôn và nôn. Thực tế thì những cơn buồn nôn và nôn này có thể đến từ việc chức năng của thận đang bị suy yếu.
Thận bị suy yếu, tổn thương sẽ khiến hoạt động bị ngừng trệ, các độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ lại khiến cơ thể bị nhiễm độc, gây rối loạn men tiêu hóa làm cho cơ thể bị nôn nao khó chịu và khiến bạn có cảm giác buồn nôn và nôn.
Giải pháp: Khi có những dấu hiệu nôn và buồn nôn nếu bạn đã có phương pháp xử lý nhưng lâu ngày vẫn không khỏi thì nên đi kiểm tra chức năng của thận ngay.
Mệt mỏi
Hormone erythropoi-etin, hormone này sẽ tạo ra oxy cho máu. Khi thận bị suy yếu việc sản sinh hocmone này sẽ bị thuyên giảm khiến cơ thể bạn nhanh chóng bị mệt mỏi khi hoạt động. Tình trạng uể oải, mệt mỏi này dược gọi là thiếu máu.
Giải pháp: Bên cạnh việc bổ sung sắt thì việc đến gặp để kiểm tra chức năng thận, điều trị sớm các bệnh về thận cũng không thể bỏ qua.
Tiểu nhiều về đêm
Bạn thường xuyên phải đi tiểu về đêm, lượng nước tiểu lớn tương đương với lượng nước tiểu ban ngày, thậm chí là nhiều hơn. Đây là dấu hiệu rõ nét nhất mà tự bạn có thể nhận ra được rằng quả thận của bạn đang bị “hỏng”.
Giải pháp: Khám và điều trị bệnh sớm kẻo bệnh kéo dài gây suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân nào gây “hỏng” thận?
Tiếp xúc với hóa chất
Khói thuốc là là hóa chất độc hại nhất mà bạn vẫn tiếp xúc hàng ngày thì quả thận của bạn có thể bị “hỏng” khi cơ thể có sự tiếp xúc với các loại hóa chất khác như: thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium…
Béo phì
Một nghiên cứu đã cho rằng béo phì là một trong những “thủ phạm” gây nên căn bệnh ung thư thận. Tỷ lệ này thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới.
Tuy nhiên, chưa có một nhà khoa học nào tìm ra chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Những người có cha mẹ hay gia đình có người bị ung thư thận thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.
Với những trường hợp ung thư thận do di truyền thường gây ra loại ung thư tế bào kẽ và tế bào trong của thận, hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube.
Tia xạ
Những phụ nữ đã từng điều trị rối loạn tử cung bằng phương pháp chiếu xạ rất dễ phải đối mặt với căn bệnh ung thư thận hơn những đối tượng khác.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tỷ lệ này là rất nhỏ. Do đó, yếu tố nguy cơ này có xác xuất là rất nhỏ nên bạn không nên lo lắng quá mức.
>> Vị thuốc quý sống dưới lòng đất khiến nhiều người khiếp sợ
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!