Các chuyên gia của trường Đại học Harvard ( Mỹ) đã thực hiện cuộc khảo sát trên 35 người đàn ông béo phì với độ tuổi trung bình là 34 tuổi.
Những người đàn ông này được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là những người có chất béo được phân bố khắp cơ thể; còn nhóm 2 là những người có quá nhiều chất béo dư thừa ở vùng bụng.
Để đo khối lượng chất béo, cơ và xương các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp.
Tiến sĩ Miriam Bredella, Đại học Harvard cho biết, kết quả khảo sát cho thấy, những người “bụng bia” xương đã giảm đáng kể.
Nhờ việc tìm ra mối liên hệ giữa số lượng cơ và tình trạng của các mô xương nên những người có càng nhiều cơ thì tỉ lệ mắc chứng loãng xương càng thấp.
Để chắc chắn, các chuyên gia đã lặp lại thử nghiệm này với 30 tình nguyện viên khác và kết quả không có gì thay đổi.
Theo các nhà khoa học, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở nam giới, thứ nhất là việc giảm hormone ở tuyến yên, thứ hai là việc các chất béo dư thừa cùng tham gia đẩy mạnh quá trình viêm gây tác động tiêu cực tới tình trạng của xương.
“Cần phải lưu ý với các nghiên cứu trước đây, loãng xương là bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, còn nam giới thuộc diện an toàn; nhưng ngày nay tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở nam giới gia tăng đáng kể, nhất là những nam giới có bụng bự”, tiến sĩ Miriam Bredella nói.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!