Chua chua cay cay nhưng ăn cách này mới đỡ... nhanh chết!

Minh Vân |

Món khoái khẩu của nhiều người Việt hiện nay (mì tôm) được các chuyên gia cảnh báo rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Vậy nếu vẫn "thèm" chưa dứt được thì bạn nên ăn thế nào?

Mì tôm - món khoái khẩu của người Việt

Mì ăn liền (gọi chung là "mì tôm") lâu nay là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt Nam. Điều này được thể hiện bởi lượng tiêu thụ mì tôm “khủng”.

Theo một thông tin từ Bộ Nông nghiệp thực phẩm và nông thôn Hàn Quốc, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 55,1 gói mì ăn liền một năm, đứng thứ 2 thế giới, sau Hàn Quốc với 76 gói/người/năm.

Nhắc đến mì tôm là người ta nghĩ ngay đến vị chua chua, chua cay, sợi mì dai. Đó cũng là lý do các nhà sản xuất hay quảng cáo mì ăn liền đều chú trọng vào điểm này để thu hút người tiêu dùng.

Không những thế, trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều người chọn mì tôm bởi sự tiện lợi mà nó mang lại.


Quảng cáo thổi phồng, nhai thì rất ngon...

Quảng cáo thổi phồng, nhai thì rất ngon...

Tuy nhiên, trước thực trạng bệnh tật tràn lan do thói quen sống, đặc biệt bệnh ung thư, tiểu đường, suy thận, tim mạch... bạn nhất định cần suy nghĩ lại việc ăn mì tôm thường xuyên khi biết những thành phần có trong mì tôm.

Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột và rất nhiều chất béo bão hòa, nhất là chất béo chuyển hóa (transfat) do được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy khô. Chất béo này gây rối loạn chuyển hóa có khả năng gây ung thư.

Mì tôm rất mặn, do đó nếu ăn nhiều sẽ tạo sự dư thừa muối, dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, có thể tổn thương chức năng thận và dễ tạo sỏi thận.

Các gói gia vị, bột nêm đi kèm có chứa chất giúp ăn ngon miệng, tạo vị giác ngon. Trong các gia vị này thường có chất phosphate, nếu lạm dụng sẽ dễ bị loãng xương.

Có một số ít người có thể bị dị ứng gây triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, hồi hộp, tê nhức chân tay sau khi ăn.

Như vậy, có thể thấy, mì tôm dù ngon miệng nhưng trong thành phần của nó chứa nhiều chất có thể gây bệnh tật nếu ăn thường xuyên.

Rước bệnh tật vì ăn mì tôm sai cách

Xin dẫn ra đây một chuyện điển hình của chàng trai họ Đào (25 tuổi) sống tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Ngày 24/11 vừa qua, chàng trai phải “vào thăm” bệnh viện 2 lần với cùng một triệu chứng là đau bụng dữ dội, khó thở, toàn thân mệt mỏi rã rời, đặc biệt là hai vai, khắp lưng và hông.


...nhưng bệnh vào người thì khổ trăm đường, khổ cả người thân.

...nhưng bệnh vào người thì khổ trăm đường, khổ cả người thân.

Qua nội soi dạ dày và chụp chiếu, bác sĩ phát hiện, dạ dày của Tào đã trương phình lên rất to, ruột đầy hơi nghiêm trọng.

Được biết, đêm hôm trước, do quá đói bụng, Tào đã ăn liền một lúc hai bát mì tôm, một gói khoai tây chiên, hai chai Sprite và vài thứ đồ ăn nhanh khác.

Bác sĩ kết luận, nguyên nhân gây ra những cơn đau dữ dội đó là do chất tạo đặc được sử dụng phổ biến trong mì ăn liền (guar gum) khi kết hợp với nước uống có ga Sprite sẽ tạo ra phản ứng rất mạnh vì nó tạo ra rất nhiều khí các bon đi ô xít C02.

Mặt khác, mì sợi và khoai tây do ăn với lượng quá lớn, sau khi được co bóp trong dạ dày sẽ tạo nên một lượng lớn dịch sữa (nhũ trấp) có hại.

Tương tự như anh chàng họ Đào, gần đây chúng ta cũng từng được đọc thông tin về việc có bệnh nhân được bác sĩ kết luận là mì tôm ở trong bụng vài ngày không tiêu hóa hết! Thật là khủng khiếp!

Nhiều người thường chọn cách ăn mì tôm tiện lợi nhất đó là cho mì vào bát, đổ nước sôi, cho đầy đủ gia vị, ngâm trong 3 phút rồi đem ra ăn. Hoặc, sử dụng ngay mì trong cốc, bát nhựa đựng sẵn rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp chờ vài phút là ăn.

Cách làm này gây hại nhiều cho sức khỏe của bạn. Bởi lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt, không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Sau đây là những cách ăn mì tôm đúng giảm thiểu tác hại (chỉ giảm thiểu chứ không hết được)

1. Tốt nhất là không ăn mì tôm, "thèm" quá thì cố gắng chỉ ăn 1-2 gói/tuần

Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) cho biết trên Tuổi Trẻ: Một chén cơm trắng cung cấp 200kcal với 45g chất bột đường và một ít chất đạm, không có chất béo, ít muối.

Trong khi đó, 100g mì gói cung cấp trên 400kcal, 55g bột đường, đạm 9,2g với 23g chất béo và lượng muối lên đến 3g. Đây là con số rất cao. Chỉ nên ăn 1-2 gói/tuần hoặc không ăn.

2. Dùng lượt nước sôi đầu tiên để tráng bỏ bớt chất không tốt

Việc này tuy mất một chút thời gian của người ăn, nhưng còn hơn rơi vào tình cảnh như ông cha ta có câu: "Được bữa giỗ, lỗ buổi cày" (cái lợi tu được không đáng gì so với cái bị mất)!

Vì vậy, hãy dùng nước sôi trần qua mì tôm để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát. Sau đó, để nồi nước sôi khác, đổ mì vừa gắp ra bát vào lại nồi, nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát.


Hãy ăn mì theo cách này: bỏ lượt nước đầu. Vài phút cứu cả đời!

Hãy ăn mì theo cách này: bỏ lượt nước đầu. Vài phút cứu cả đời!

3. Nên vứt bỏ các gói gia vị vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch... Để có vị chua chua cay cay, ta có thể dùng gia vị tự nhiên tốt cho sức khỏe như chanh, ớt...

4. Kết hợp rau xanh với mì tôm để giảm tối đa lượng chất béo thừa. Bạn lưu ý, hãy chế biến rau riêng rồi thêm vào mì. Mỗi bát mỳ nên thêm khoảng 150g rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ...

5. Nên bổ sung mỗi bát mì tôm từ 25-30g chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

* Tổng hợp từ nhiều nguồn

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại