Chiến đấu với cơn đau luôn hành hạ giấc ngủ lúc nửa đêm

Lan Dương |

Làm thế nào để bạn có một giấc ngủ ngon khi chân, tay hay một bộ phận nào đó trên cơ thể đang đau nhức? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bạn có biết rằng giấc ngủ và những cơn đau có mối quan hệ với nhau. Quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu về “đôi bạn thân” này để quên đi những cơn đau đang hành hạ và ngủ ngon hơn.

Mối quan hệ giữa cơn đau và giấc ngủ

Các nhà khoa học đã phát hiện khi chúng ta nghỉ ngơi, cơ thể và các hệ thống sinh học trở nên khá chủ động. Não sẽ củng cố trí nhớ và dọn dẹp những thông tin, sự việc không cần thiết xảy ra trong ngày, các tế bào được làm mới.

Trong 10 năm qua, các nghiên cứu cũng cho thấy giấc ngủ ảnh hưởng đến tất cả bộ phận trong cơ thể con người, từ khả năng miễn dịch đến tâm trạng, cảm xúc và cả chuyện học hành.

Như vậy, có một mối quan hệ hai chiều - ảnh hưởng và tác động qua lại giữa cơ thể và giấc ngủ.

Theo các cuộc điều tra của Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National Sleep Foundation, 2/3 số người bị đau mãn tính thường gặp rắc rối với giấc ngủ.

Đau cấp tính như trong quá trình hồi phục sau chấn thương hay phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

"Bệnh đau mãn tính rất phổ biến, đặc biệt ở những người có giấc ngủ kém. Từ đó có thể thấy một vòng luẩn quẩn: đau đớn dẫn đến kém ngủ và ngược lại”, bác sĩ David Neumeyer, Giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Mỹ, cho biết.

Đau đớn làm cơ thể khó ngủ

Khi cơ thể khó chịu, đầu óc trở nên "tỉnh táo" hơn. Điều này khiến bạn chú ý đến vết đau nên rất khó ngủ.

Theo một số nghiên cứu, khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ nhưng những cơn đau cấp tính và mãn tính cũng có thể bị gián đoạn giấc ngủ đó suốt đêm.

Ví dụ: Nếu bạn bị viêm khớp, những cơn đau đớn sẽ khiến bạn khó ngủ cho dù bạn lên giường từ sớm. Điều này làm giảm chất lượng của giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi cả ngày hôm sau.

Ngủ kém khiến đau đớn nhiều hơn

Việc thiếu ngủ sẽ khiến những cơn đau tăng lên. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi, nó trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, làm giảm mức độ chịu đựng của chúng ta và làm những cơn đau trở nên tệ hơn.

Bệnh đau xơ cơ thể hiện rõ nhất mối liên kết chặt chẽ với giấc ngủ và cơn đau. Cải thiện giấc ngủ cũng chính là cách giảm đau hiệu quả nhất.

Một nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ cũng chứng minh sự gián đoạn giấc ngủ làm da nhạy cảm hơn và khiến những phụ nữ trung niên trở nên mệt mỏi hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy hội chứng ngưng thở khi ngủ, tức là giấc ngủ bị gián đoạn vài lần mỗi đêm, có liên quan tới việc gia tăng những cơn đau. Nghỉ ngơi không đầy đủ cũng có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau ở vết chấn thương hay cuộc phẫu thuật.

Bạn có thể làm gì để vượt qua cơn đau trong quá trình ngủ?

Nếu những cơn đau đớn khiến bạn không ngủ được, hãy làm theo một số chỉ dẫn dưới đây:

- Xác định nguyên nhân của cơn đau hay tình trạng mất ngủ

- Kiểm soát cơn đau

- Trao đổi với bác sỹ

- Kiểm tra chiếc giường ngủ

- Tăng cường các bài tập vận động

- Từ bỏ những thói quen xấu, gây ra tình trạng không ngủ ngon

- Sắp xếp công việc để ngủ đủ giấc

- Chế độ ăn uống cân bằng

* Theo Huffingtonpost

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại