Căn bệnh khiến vùng kín "nở hoa" rất nhiều người Việt mắc phải

Tuyết Anh (T.H) |

Ngồi lâu, đứng nhiều một chỗ là nguyên nhân gây nên căn bệnh trĩ phiền toái và đau đớn. Theo thống kê của Hội Hậu môn trực tràng có tới 50% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh này.

Căn bệnh khiến hậu môn “nở hoa” có tới 50% người Việt mắc phải

Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều khiến bệnh nhân bị “nở hoa” ở hậu môn khi bệnh không được điều trị kịp thời.

Ở mức độ 1 và 2 bệnh nhân mắc trĩ chưa cảm nhận rõ rệt được những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.

Nhưng đến giai đoạn 3 và 4 các búi trĩ sẽ sa xuống hậu môn thậm chí là không thể tự thụt vào hay nhét vào cũng hoàn toàn không có tác dụng khi đó hậu môn hoàn toàn ở trạng thái “nở hoa” khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.

Hơn thế nữa các búi trĩ có thể sẽ chảy dịch gây viêm nhiễm nếu vệ sinh không sạch sẽ, gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt của người bệnh.

Theo thống kê của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam thì có tới 50% dân số Việt mắc bệnh trĩ, trong đó tỷ lệ mắc trĩ ở Miền Bắc chiếm tới 65% trong tổng số các ca mắc trĩ trên cả nước.

Ước tính trung bình cứ khoảng 10 người thì có 5 người mắc phải căn bệnh phiền toái này. Hiện Việt Nam là nước đứng đầu trong danh sách nước có tỷ lệ người mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới.

Hậu môn nở hoa vì trĩ

Hậu môn "nở hoa" vì trĩ

Bệnh trĩ là bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong số các căn bệnh về hậu môn trực tràng, dễ tái phát nếu người không có chế độ sinh hoạt lành mạnh sau khi điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh do sự sưng, phình các tĩnh mạch ở ống hậu môn gây nên. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra, còn có 1 loại trĩ pha trộn của trĩ nội và trĩ ngoại người ta gọi là trĩ hỗn hợp.

Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm gây chết người ngay nhưng đây là căn bệnh gây nên nhiều phiền toái, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những ai mắc phải.

Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng
PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm
“Người mắc bệnh trĩ rất khổ sở khi đứng lên ngồi xuống, đi lại nhiều hoặc khi đi vệ sinh. Tại vết thương hậu môn, hiện tượng chảy máu, chảy nước hay có mùi hôi rất dễ xảy ra khiến cuộc sống ảnh hưởng không nhỏ”.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường do thói quen sinh hoạt của bệnh gây nên như:

Táo bón kéo dài

Táo bón là nền cho căn bệnh trĩ phát triển. Khi phân khô cứng bạn sẽ mất rất nhiều sức để dặn khi đại tiện. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ gây áp lực lớn lên vùng hậu môn trực tràng để tống phân ra ngoài.

Hành động này sẽ khiến các tĩnh mạch ở ống hậu môn vị giã ra, lâu dần sẽ bị sưng phồng gây nên bệnh trĩ.

Uống ít nước

Uống ít nước khiến hệ tiêu hóa yếu đi, phân bị khô cứng gây nên tình trạng táo bón. Khi bị táo bón sẽ gây áp lực lên trực tràng hậu môn và là điều kiện thuận lợn cho bệnh trĩ phát triển.

Ngồi quá lâu, đứng quá nhiều

Ngồi quá lâu, đứng quá nhiều một chỗ kéo dài khiến vùng hậu môn bị áp lực lớn. Không chỉ đau mỏi, dồn máu cục bộ mà lâu dần chúng sẽ khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng phồng, sưng lên tạo thành các búi trĩ.

Đặc điểm này rất phổ biến ở dân văn phòng, thợ đứng máy, công nhân làm theo dây truyền.

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là một nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ với đặc trưng ít vận động, trong lương cơ thể tăng đột ngột khiến áp lực vùng chậu phải chịu tăng lên gấp nhiều lần.

Cùng với đó là chế độ ăn uống nâng cao, ít chất xơ, tăng cường chất béo và đồ khô khiến chị em dễ bị táo bón và mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây nên nhiều phiền toái
Bệnh trĩ gây nên nhiều phiền toái

Vệ sinh hậu môn không đúng cách

Vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện cũng là một khâu khá quan trọng. Nhiều người có thói quan sử dụng các loại khăn ướt có mùi thơm hay dùng giấy cứng để lau hậu môn, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ,… khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương.

Khi niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương, nhiễm khuẩn gây nên các bệnh về hậu môn trực tràng, sau đó có thể biến chứng thành bệnh trĩ.

Đi vệ sinh quá lâu

Nhiều người có thói quen lướt web, đọc báo, chơi game trong khi đi vệ sinh khiến thời gian đi vệ sinh kéo dài.

Khi đó hậu môn luôn trong tình trạng mở, các tĩnh mạch giãn ra quá lâu cùng với máu bị dồn nén cục bộ khi bạn ngồi quá lâu gây nên sự sưng phồng tĩnh mạch ống hậu môn, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra căn bệnh trĩ phiền toái.

Ăn uống vô độ

Người thường xuyên ăn những món ăn nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia, ăn không đúng bữa,…cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên bệnh trĩ.

Áp lực công việc, căng thẳng

Luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ khiến các tĩnh mạch của bạn bị giãn ra, sự vận động của cơ thể bị lệch lạc, hệ miễn dịch suy giảm dễ khiến bệnh trĩ xuất hiện nếu làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.

Bên cạnh đó, việc mang vác vật nặng cũng là một nguyên nhân không hề nhỏ tạo nên áp lực lớn ở vùng bụng, trực tràng hậu môn và gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Nhiều người nghĩ rằng trĩ có tính chất di truyền khi trong nhà có nhiều người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì trĩ là bệnh xuất phát từ chế độ ăn uống sinh hoạt phát sinh chứ không thuộc hệ thống gen hay tế bào.

Sở dĩ một gia đình có nhiều người mắc bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của gia đình người Việt luôn giống nhau do đó nó có khiến nhiều người mắc bệnh cùng 1 lúc hay các thế hệ khác nhau cũng vậy.

Phòng tránh bệnh trĩ thế nào cho hiệu quả?

Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, hạn chế dầu mỡ và rượu bia; tăng cường vận động thể chất tránh ngồi lâu đứng nhiều một chỗ trong thời gian kéo dài, uống nhiều nước,hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng,…

Khi trong gia đình có người mắc bệnh trĩ các thành viên khác cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để phòng tránh bệnh trĩ trong gia đình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại