Căn bệnh đau đớn nhiều người mắc phải nhưng chẳng biết tỏ cùng ai

Tuyết Anh (T.H) |

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh nhưng rất khó để chia sẻ với người khác.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng rách niêm mạc hậu môn theo chiều dọc ống hậu môn gây tổn thương nặng nề cho hậu môn. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt nhưng lại rất nhiều người phớt lờ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì sao bạn bị nứt kẽ hậu môn?

Nứt hậu môn là chứng bệnh vẫn chưa được xác định nghiên nhân rõ ràng. Đây là căn bệnh rất nhạy cảm nên nhiều người mắc mà không biết tỏ cùng ai. Bệnh thậm chí còn gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ mà các chuyên gia nhận định đó là những người mắc chứng táo bón có nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn mạn tính rất cao.

Với lượng phân rắn chắc, khó bài tiết người bệnh táo bón thường phải dùng lực mạnh để đẩy phân ra đồng thời ống hậu môn phải mở rộng, căng ra quá mức khiến hậu môn bị rách.

Ngoài táo bón thì những người mắc bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như: bệnh trĩ, viêm đại trực tràng cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Hoặc quá trình điều trị bệnh trĩ, phẫu thuật hậu môn trực tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn

Thông thường những người bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, thoáng qua do táo bón trong vài ngày sẽ dễ lành lại mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, những người mắc nứt kẽ hậu môn do biến chứng của các bệnh liên quan hay do táo bón mạn tính khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài thì mang lại những hậu quả rất nặng nề như:

- Gây đau đớn, tổn thương lớn cho vùng hậu môn

- Gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển, ngồi,.. - Ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây viêm nhiễm nặng nề

- Vết loét sâu đến lớp cơ thắt trong, xơ hóa, kích thích gây co thắt của cơ thắt trong

- Biến chứng lớn có thể gây apxe và rò hậu môn

Dấu hiệu nhận bị nứt kẽ hậu môn

- Hậu môn đau khi đại tiên và kéo dài sau đó rồi giảm dần nhưng sẽ xuất hiện trở lại với lần đại tiện tiếp theo.

- Chảy máu khi đại tiện hoặc sau đó nhưng rất ít,màu màu nhạt

- Có dịch chảy ra từ vết nứt hậu môn (thường dính ở quần lót)

- Có thể gây tiểu buốt, tiểu rắt do bàng quang bị kích thích

Cần làm gì khi nứt kẽ hậu môn?

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nhất là sau khi đại tiểu tiện

- Mặc quần lót thoải mái, mát mẻ, tránh để

- Đến khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và rau xanh để phòng ngừa táo bón

- Khi có các chứng bệnh về hậu môn trực tràng nên điều trị sớm để tránh biến chứng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại